Cùng xem các bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 - niên biểu lịch sử thế giới và Việt Nam theo các bài học thuộc Lịch sử lớp 12 để ôn luyện kiến thức thi THPT Quốc gia tốt nhất!
Thống kê sự kiện Lịch sử Thế giới lớp 12 theo bài
Phần một. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Chương I. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
4→11-2-1945 | Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham dự của Liên Xô, Mĩ và Anh |
25-4à26-6-1945 | Hội nghị San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. |
24-10-1945 | Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực |
20-9-1977 | Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. |
2006 | Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. |
16-10-2007 | Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kì 2008 - 2009. |
Chương II. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000)
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1946-1950 | Hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm năm trước thời hạn 9 tháng |
1947 | Công nghiệp phục hồi và đạt mức trước chiến tranh |
1949 | Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ |
1950 | Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh |
1957 | Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo |
1960 | Sản lượng nông phẩm trung bình tăng 16% |
1961 | Phóng tàu vũ trụ, đưa nhà du hành Garagin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ loài người |
1970 | Các ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ, thép, xi măng có sản lượng cao hàng đầu thế giới |
Nửa đầu những năm 70 (XX) | Cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ) |
Thập kỉ 90 (XX) | Tình hình Liêng bang Nga khó khăn dưới chính quyền Tổng thống Enxin |
12-1993 | Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. |
1992-1993 | Nga theo đuổi chính sách đối ngoại "Định hướng Đại Tây Dương" |
1994 | Chính sách đối ngoại "định hướng Á - Âu" |
1996-2000 | Kinh tế phục hồi và phát triển, năm 2000 tăng 9% |
Chương III. Các nước Á, Phi và Mĩ latinh (1945 – 2000)
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 3. Các nước Đông Bắc Á
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1946-1949 | Nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc |
20-7-1946 | Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến chống ĐCS Trung Quốc |
1-10-1949 | Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời |
12-1978 | Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối cải cách mở cửa |
1978-1988 | Trung Quốc đạt nhiều thành tựu trong 10 năm cải cách mở cửa |
1992 | Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian |
7-1997 | Trung Quốc thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông |
12-1999 | Thu hồi chủ quyền Ma Cao |
2000 | Hiệp định hòa hoãn giữa hai miền Triều tiên được kí kết |
2003 | Phóng tàu Thần Châu 5 đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Sự kiện ở các nước Đông Nam Á bài 4 - Lịch sử 12
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
17-8-1945 | Inđônêxia tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa |
2-9-1945 | Việt Nam tuyên bố độc lập, thành lập nước VNDCCH |
12-10-19452-12-1975 | - Lào tuyên bố độc lập, chính phủ Lào ra mắt quốc dân- Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào thành lập |
3-6-1946 | Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lào |
4-7-1946 | Mĩ công nhận độc lập, nước Cộng hòa Philiplin ra đời |
4-1-1948 | Liên bang Miến điện tuyên bố độc lập |
9-11-1953 21-7-1954 | - Pháp trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân đội vẫn chiếm đóng - Pháp công nhận độc lập hoàn toàn cho Campuchia |
3-6-1959 9-8-1965 | - Anh trao trả quyền tự trị cho Xingapo - Tách khỏi Malaixia, thành lập nước Cộng hòa Xingapo |
31-8-1957 | Malaixia tuyên bố độc lập |
8-8-1967 | Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập |
18-3-1970 | Chính phủ Xihanuc bị chính quyền tay sai của Mỹ lật đổ |
2-1973 | Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc Lào được kí kết |
2-1976 | Hội nghị cấp cao Bali, đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN |
3-12-1978 | Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập |
7-1-1979 | Pnôm Lênh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng của khơ me đỏ |
1-1-1984 | Brunay tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh. |
23-10-1991 | Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari |
1992 | Hiệp ước mậu dịch tự do (AFTA) ra đời |
1993 | Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực |
9-1993 | Quốc hội Campuchia ban hành Hiến Pháp thành lập vương quốc Campuchia |
1995 | Việt Nam gia nhập ASEAN là thành viên thứ 7 |
1997 | - Lào, Mianma gia nhập ASEAN là thành viên thứ 8 và 9 |
- Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á làm cho nhiều nước rối loạn, kinh tế suy sụp | |
1999 | Campuchia gia nhập ASEAN là thành viên thứ 10 |
4-1999 | Các nước Đông Nam Á đều tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) |
20-5-2002 | Đông Timo tuyên bố là quốc gia độc lập. |
11-2007 | Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 |
Sự kiện ở Ấn Độ bài 4 - Lịch sử 12
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
19-2-1946 | Hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Anh, đòi độc lập |
22-2-1946 | Cuộc bãi công, biểu tình của 20 vạn học sinh, sinh viên |
Đầu năm 1947 | Cao trào bãi công của công nhân bùng nổ ở nhiều thành phố lớn |
2-1947 | Cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân Cancútta |
15-8-1948 | Ấn Độ bị chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan |
1948-1950 | Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập hoàn toàn |
26-1-1950 | Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ |
1974 | Chế tạo thành công bom nguyên tử |
1975 | Phóng thành công vệ tinh nhân tạo |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Sự kiện các nước châu Phi bài 5 - Lịch sử 12
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
7-1952 | Ai Cập tuyên bố độc lập, Libi (1952) |
1954-1962 | Angiêri tuyên bố độc lập |
1956 | Tuyniđi tuyên bố độc lập |
1957 | Gana tuyên bố độc lập |
1958 | Ghinê tuyên bố độc lập |
1960 | - 17 nước giành được độc lập (Năm châu Phi) - Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết "Phi thực dân hóa" ở châu Phi |
1963 | Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc |
1975 | Thắng lợi của nhân dân Moôdămbích, Ănggôla, về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi |
4-1980 | Thắng lợi của nhân dân Nam Rôđêđia dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dimbabuê |
3-1990 | Nam Phi trao trả độc lập cho Namibia |
11-1993 | Bản Hiến Pháp đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc |
4-1994 | Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi |
Sự kiện ở Mĩ Latinh bài 5 - Lịch sử 12
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
3-1952 | Chế độ độc tài quân sự Batixta được thiết lập ở Cuba |
26-7-1953 | Phiđen Catxtơrô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công trại lính Môncađa |
1956 | Phiđen cùng các chiến sĩ yêu nước phát động nhân dân đứng lên đầu tranh chống chế độ độc tài Batixta |
1-1-1959 | Chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời |
1963 | Vùng biển Caribê có 13 quốc gia giành độc lập |
1964 | Phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi |
1982 | Chế độ độc tài bị xóa bỏ ở Áchentina và Bôlivia, sau đó là Braxin (1985), Chilê (1988), Uragoay (1989)... |
1999 | Mĩ trao trả lại kênh đào |
Chương IV. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 6. Nước Mĩ
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1945-1947 | Mĩ triển khai "Chiến lược toàn cầu" ở châu Á |
3/1947 | Học thuyết Tru Man và chiến lược "ngăn chặn" |
1947-1949 | Mĩ triển khai "Chiến lược toàn cầu" ở Tây Âu |
1948-1949 | Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại |
1954 | Học thuyết Aixenhao và chiến lược "trả đũa ồ ạt" (đánh trả ngay..) |
1961 | Học thuyết Kennơđi và chiến lược "Phản ứng linh hoạt" |
1969 | Học thuyết Níchxơn và chiến lược "Ngăn đe trên thực tế" |
1973 | Kinh tế Mĩ khủng hoảng và suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới |
1981 | Học thuyết Rigân và chiến lược "Đối đầu trực tiếp" chạy đua vũ trang... |
1983 | Kinh tế phục hồi và phát triển trở lại |
1993 | Bill Clintơn triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" |
2001-2008 | Busơ (con) thi hành chính sách cứng rắn... |
11-9-2001 | Nước Mĩ bị khủng bố |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 7. Tây Âu
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1945-1950 | - Kinh tế suy thoái do chịu hậu quả của chiến tranh, từ 1950 nền kinh tế đã phục hồi cơ bản - Liên minh chặt chẽ với Mĩ (tham gia kế hoạch MACSAN và NATO) |
18-4-1951 | Cộng đồng than-thép châu Âu ra đời, gồm 6 nước |
Đầu thập kỉ 70 | Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới |
1957 | Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập |
1-7-1967 | Cộng đồng châu Âu (EC) |
1973-1990 | Kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài |
1975 | Các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu |
6-1979 | Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên |
1989 | Bức tường Beclin bị phá bỏ |
10-1990 | Nước Đức tái thống nhất |
12-1991 | Các nước thành viên EC đã kí bản Hiệp ước Maxtrich đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) |
1993 | Bản Hiệp ước Maxtrich có hiệu lực |
1995 | Từ 6 nước ban đầu, EU tăng lên 15 nước thành viên |
3-1995 | Bảy nước hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân. |
1-1-1999 | Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành đến 2002 thì chính thức được lưu hành |
2007 | Phát triển lên 27 thành viên EU |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 8. Nhật Bản
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1945-1951 | Phục hồi sau chiến tranh |
1947 | Ban hành Hiến Pháp mới |
1951 | Hiệp ước anh ninh Mĩ - Nhật, nền tảng liên minh chặt chẽ với Mĩ |
1952-1960 | Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh |
1960-1973 | Giai đoạn phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản |
1968 | Kinh tế Nhật phát triển nhanh, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) |
1973-2000 | Phát triển theo chiều sâu, xen kẽ suy thoái, là một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới |
1977-1997 | Chính sách đối ngoại với nhiều học thuyết hướng về Châu Á, khu vực Đông Nam Á. |
1992 | Phóng 49 vệ tinh nhân tạo, là một trong 6 nước có khả năng thám hiểm không gian |
Chương V. Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
19-3-1947 | Tổng thống Mĩ Truman phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô |
6-1947 | Mĩ thông qua kế hoạch Macsan, viện trợ cho các nước Tây Âu. |
1-1949 | Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) |
4-4-1949 | Mĩ lôi kéo 11 nước phương Tây thành lập khối NATO |
5-1955 | Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước phòng thủ VACSAVA |
9-11-1972 | Hai nước Đức kí hiệp ước về những cơ sở quan hệ của Tây Đức và Đông Đức |
1972 | Liên Xô và Mĩ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược |
8-1975 | 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Ca-na-đa kí Định ước Henxinki, đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối ở châu Âu. |
1985 | Liên Xô và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, KH-KT được kí kết |
12-1989 | Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh |
1991 | Liên Xô tan rã, hệ thống XHCN không còn tồn tại |
Những năm 90 (XX) | Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ |
Chương VI. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1957 | Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên |
1961 | Con người bay vào vũ trụ |
1969 | Con người đặt chân lên Mặt trăng |
3-1997 | Cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính |
4-2003 | Công bố "Bản đồ gen người", tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y |
Thập niên 1980 | Xu thế toàn cầu hóa |
Thống kê sự kiện Lịch sử Việt Nam lớp 12 theo bài
Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Chương I. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
6-1911 | Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước |
6-1919 | Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam |
1919 | Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư sản dân tộc |
1920 | Công nhân Sài Gòn - Chơ Lớn thành lập Công hội đỏ |
7-1920 | Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. |
12-1920 | Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp |
1921 | Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận |
1922 | - Công nhân viên chức sở Công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương- Bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội |
1921-1923 | Ra đời các tờ báo Nhân đạo, Đời sống công Nhân... |
1923 | Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì |
6-1923 | Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô và được bầu vào BCH của Hội |
1923-1924 | Ra đời các tờ báo Sự thật, tạp chí thư tín quốc tế |
11-11-1924 | Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng và truyền bá lí luận cách mạng GPDT vào Việt Nam |
8-1925 | Công nhân thợ máy xưởng Ba son đấu tranh, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân |
1925 | Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
2-1925 | Thành lập Cộng Sản đoàn |
6-1925 | Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
21-6-1925 | Ra đời báo Thanh Niên |
1926-1927 | Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền Cao su Cam Tiêm, Phú Riềng |
1927 | Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc in thành sách Đường Kách Mệnh |
25-12-1927 | Thành lập Việt Nam quốc dân đảng |
Cuối 1928 | Phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
2-1929 | Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội |
3-1929 | Một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì |
5-1929 | Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có cơ sở khắp cả nước |
17-6-1929 | Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập |
8-1929 | Thành lập An Nam cộng sản đảng |
9-1929 | Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn |
11-1929 | An Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội bầu ra BCH Trung ương |
1928-1929 | Cả nước có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân |
6-1à8-2-1930 | Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (TQ) |
9-2-1930 | Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ |
24-2-1930 | Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập ĐCSVN |
3-2-1930 | Lấy làm ngày kỉ niệm thành lập ĐCSVN |
2-1930 | Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua |
Chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1-5-1930 | Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp cả nước nhân ngày Quốc tế lao động |
12-9-1930 | Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên |
9-1930 | Xô viết ra đời ở Nghệ An |
Cuối 1930 đầu 1931 | Xô Viết ra đời ở Hà Tĩnh |
10-1930 | Luận Cương chính trị tháng 10 - Trần Phú |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
3-1935 | Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc) |
7-1935 | Quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần VII |
6-1936 | Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền |
7-1936 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp tại Thượng Hải (TQ) |
11-1936 | Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời |
3-1938 | Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương). |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
11-1939 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VI (Bà Điểm - Hóc Môn) |
22-9-1940 | Nhật vào Việt Nam |
11-1940 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VII họp ở Ba Đình , Bắc Ninh |
28-1-1941 | Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam |
10 → 19-5-1941 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VIII tại Pác Bó, Cao Bằng |
19-5-1941 | Mặt trận Việt Minh ra đời |
1941 | - Việt Nam Cứu quốc quân ra đời - Thành lập Trung đội cứu quốc quân I và II |
1943 | - Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam, thành lập Hội Văn hóa cứu quốc - Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng đẩy mạnh hoạt động, 19 ban xung phong "Nam tiến" ra đời |
25 → 28-2-1943 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Hà Nội) vạch ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang |
1944 | Hội Văn Hóa cứu quốc và Đảng dân chủ Việt Nam ra đời đứng trong hàng ngũ Việt Minh |
25-2-1944 | Trung đội Cứu quốc quân III ra đời |
7-5-1944 | Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị các cấp sửa soạn khởi nghĩa |
22-12-1944 | Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân |
9-3-1945 | Nhật đảo chính Pháp |
12-3-1945 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". |
15 → 20-4-1945 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì |
16-4-1945 | Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp |
15-5-1945 | Hồ Chí Minh chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng |
4-6-1945 | Khu giải phóng Việt Bắc ra đời |
13-8-1945 | Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố Quân lệnh số 1 |
14 → 15-8-1945 | Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) |
16 → 17-8-1945 | Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thống qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban GPDT Việt Nam |
16-8-1945 | Một đơn vị giải phóng quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên |
18-8-1945 | Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị |
19-8-1945 | Hà Nội giành chính quyền |
23-8-1945 | Huế giành chính quyền |
25-8-1945 | Sài Gòn giành chính quyền |
28-8-1945 | Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước |
30-8-1945 | Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ |
2-9-1945 | Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa |
Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
2-9-1945 | Quân Pháp xả súng vào đồng bào ta đang dự cuộc mít tinh ở Sài Gòn |
23-9-1945 | Pháp tiến công Sài Gòn - mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ta lần hai bằng sự kiện đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ |
8-9-1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ |
5-10-1945 | Lực lượng viễn chinh Pháp đến Sài Gòn |
11-11-1945 | Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật |
6-1-1946 | Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước lần đầu tiên giành thắng lợi |
28-2-1946 | Pháp - Hoa kí hiệp ước Hoa Pháp |
2-3-1946 | Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên đầu tiên lập ra bản dự thảo Hiến Pháp |
3-3-1946 | Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì chọn giải pháp "hòa để tiến" |
6-3-1946 | Hiệp ước Sơ Bộ được kí kết |
5-1946 | Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời |
7-1946 | Cuộc đàm pháp giữa ta và Pháp thất bại tại Phôngtennơblô |
14-9-1946 | Bản Tạm ước giữa ta và Pháp được kí kết |
9-11-1946 | Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua |
23-11-1946 | Quốc hội khóa I quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
12-12-1946 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" |
15-12-1946 | Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ tài chính và Bộ Giao thông công chính |
18-12-1946 | Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải hạ vũ khí đầu hàng |
Tối 19-12-1946 | Thay mặt Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến |
3-1947 | Chính phủ Pháp cử Bôlae sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương |
9-1947 | Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi ra đời |
1947 | Chiến dịch Việt Bắc thu - đông |
19-12-1947 | Pháp rút quân khỏi Việt Bắc |
1949 | Bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp |
5-1949 | Pháp đề ra kế hoạc Rơve |
6-1949 | Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định đi đến thống nhất thành Mặt trận Liên Việt |
1948-1949 | Quân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta. |
1950 | Chiến dịch Biên giới thu - đông |
1-1950 | Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta |
7-2-1950 | Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại |
8-5-1950 | Mỹ viện trợ tài chính và quân sự cho Pháp, chính thức dính liều vào chiến tranh ở Đông Dương |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
2-1951 | Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng họp ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) |
3-3-1951 | Đảng đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân thành Mặt trận Liên Việt |
11-3-1951 | Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập |
6-1951 | Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam |
1952 | Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất |
12-1951 → 2-1952 | Quân ta mở chiến dịch phản công và tiền công địch ở Hòa Bình |
10-1952 → 12-1952 | Ta mở chiến dịch Tây Bắc |
4-1953 → 5-1953 | Ta phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào chân hè 1953. |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
7-5-1953 | Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương |
Thu-đông 1953 | Nava tập trung lực lượng cơ động ở Đồng bằng Bắc bộ là 44 tiểu đoàn |
9-1953 | Bộ chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đôngxuân 1953-1954 |
3-12-1953 | Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm "nghiền nát" bộ đội chủ lực của ta. |
10-12-1953 | Quân ta tấn công địch ở Lai Châu, bao vây uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ |
12-1953 | - Quân ta phối hợp với quân dân Lào tấn công Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, uy hiếp xênô. - Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ |
2-1954 | Quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plâyku |
13-3→17 - 3-1954 | Chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 1) |
30-3 → 26-4-1954 | Chiến địch Điện Biên Phủ (đợt 2) |
1-5 → 7-5-1954 | Chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 3) |
17h30 ngày 7-5-1954 | Tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng |
8-5-1954 | Đoàn đại biểu của ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào Hội nghị Gioơnevơ với tư thế của người chiến thắng |
21-7-1954 | Hiệp định Giơnevơ được kí kết |
Chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1957-1959 | Chính quyền Ngô Đình Diện ban hành chính sách "Tố cộng, diệt cộng" |
1-1959 | Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định nhân dân Miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ Mĩ và tay sai |
1959-1960 | Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở Bến Tre |
2-1959 | Phong trào nổ ra lẽ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái. |
17-1-1960 | Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở 3 xã là Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh, sau đó lan toàn Bến Tre |
20-12-1960 | Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập |
5→10-9-1960 | Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội |
1961-1965 | Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam |
1-1961 | Trung ương Cục miền Nam được thành lập |
15-2-1961 | Quân giải phóng miền Nam ra đời |
2-1962 | Cố vấn Mĩ đưa quân vào miền nam và thành lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) ở Sài Gòn |
1962 | Quân ta mở nhiều cuộc tập kích vào đồn bốt địch |
Cuối 1962 | Cách mạng kiểm soát trên một nửa tổng số ấp với gần 70% dân số |
1-1-1963 | Mĩ tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm |
2-1-1963 | Quân ta giành thắng lợi trong trận ấp Bắc (Mỹ Tho) Đông xuân |
1964-1965 | Ta giành thắng lợi ở Bình Giã, Ba Gia, An Lão, Đồng Xoài |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
18-8-1965 | Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt". |
Đông xuân 1965-1966 | Thắng lợi mùa khô lần thứ nhất đã làm thất bại âm mưu của địch |
1966-1967 | Thắng lợi mùa khô lần thứ hai đánh bại cuộc hành quân càng quét của địch |
1965-1968 | Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất |
1-1968 | Cuộc Tổng tiền công và nổi dậy Xuân Mậu Thân |
1969-1973 | Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh |
6-6-1969 | Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời |
24 và 25-4-1970 | "Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp tại Hà Nội biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ" |
4→6-1970 | Quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" |
30-3-1972 | Ta mở cuộc Tiến công chiến lược Xuân năm 1972 lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu |
4-1972 | Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ II với quy mô lớn hơn lần I |
6-1972 | Ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên |
8→29-12-1972 | Ta đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội làm nên trận Điện Biên Phủ trên không |
27-1-1973 | Hiệp định Pari được kí kết |
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
7-1973 | Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng tiếp tục bạo lực cách mạng... |
12-1974→1-1975 | Ta giành thắng lợi trong chiến dịch đường 14 - Phước Long |
Cuối 1974 - đầu 1975 | Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 |
4-3→24-4-1975 | Chiến dịch Tây Nguyên |
21-3→29-3-1975 | Chiến dịch Huế - Đà Nẵng |
26-4→30-4-1975 | Chiến dịch Hồ Chí Minh |
3-1975 | Quân ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâyku |
10-3-1975 | Ta tiến công và giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột |
21-3-1975 | Ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch. |
26-3-1975 | Giải phóng Huế và toàn bộ tỉnh Thừa thiên |
29-3-1975 | Giải phóng Đà Nẵng |
Cuối 3 đầu 4 - 1975 | Ta giải phóng các tỉnh còn lại của ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. |
9-4-1975 | Ta tấn công Xuân Lộc, căn cứ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây. |
18-4-1975 | Mệnh ra lệnh di tản người Mĩ |
21-4-1975 | Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống |
10h45 - 11h30 ngày 30-4-1975 | - Xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh "Độc lập", bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc "dinh độc lập" báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. |
2-5-1975 | Nam Bộ và miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng |
Chương V. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
Bảng thống kê sự kiện Lịch sử lớp 12 từ năm 1975 đến năm 2000
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
9-1975 | Hội nghị lần thứ 24 BCHTWĐ đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước |
5-21/11/1975 | Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn với đại diện đại biểu của 2 miền |
25-4-1976 | Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. |
24/6-3/7/1976 | Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội |
2-7-1976 | Quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam. Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng. Quốc ca là Tiến quân ca. Đổi tên Sài Gòn _ Gia Định thành Tp.Hồ Chí Minh |
20-9-1977 | Việt Nam trở thành thành viên 149 của Liên hơp quốc |
15-18/12/1986 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước.Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) |
24-27/6/1991 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tổng kết đánh giá và đề ra chủ trương Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995) tiếp tục sự nghiệp đổi mới |
28/6-1/7/1996 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch 5 năm (1996- 2000) |
160 câu hỏi có đáp án trở lời nhanh Lịch sử 12 cần ghi nhớ
1. Tiếng sét trên bàn hội nghị là sự kiện nguyễn ái quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai 18/6/1919.
2. Sự kiện được coi như như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân ta là sự kiện NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai 18/6/1919.
3. Sự kiện được coi như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ là sự kiện NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai 18/6/1919.
4. Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho cm việt nam là Đảng ra đời năm 1930.
5. Sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng cũ là thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930
6. Tiền thân của ĐCSVN 1930 là hội VNCM thanh niên 6/1925.
7. Người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc.
8. Công lao lớn nhất, đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
9. Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là đọc sơ thảo Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920) từ đó khẳng định CM VN muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản.
10. Sự kiện đánh giá như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân là Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Meclanh ở Sa Diện tháng 1924.
11. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của hội viêt nam CMTN, sự chuyển hóa của Tân Việt CMĐ là do sự thâm nhập và truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Mác - Lenin .
12. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác phong trào đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).
13. Bước tiến mới của phong trào công nhân VN là cuộc đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).
14. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân VN là ĐCS VN ra đời năm 1930.
15. Sự kiện đáng dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của CMVN là ĐCSVN ra đời 1930.
16. Sự kiên có tính quyết đinh để chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc VN là ĐCSVN ra đời 1930.
17. Công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác là khi ĐCSVN ra đời 1930.
18. Bước ngoặt vĩ đại của CM Việt Nam là ĐCSVN ra đời 1930
19. Bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc VN là CMT8 1945.
20. Đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931 là sự ra đời của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh.
21. Cuộc diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho CM tháng 8 là phong trào CM 1930-1931.
22. Cuộc diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho CM tháng 8 là phong trào dân chủ 1936-1939.
23. Cuộc diễn tập lần thứ 3 chuẩn bị cho CM tháng 8 là Cao trào kháng Nhật cứu nước.
24. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng VN thời kỳ 1939 - 1945 là Hội nghị lần 6 BCHTW (11/1939).
25. Hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng VN thời kỳ 1939 - 1945 là Hội nghị lần 8 BCHTW (5/1941).
26. Hạn chế trong của Luân cương của Trần Phú được khắc phục từ hội nghi BCHTW lần 2 tháng 7/1936.
27. Bước nhảy vọt của CMVN là CMT 8 năm 1945.
28. Bước ngoặt lớn của CM Miền Nam là phong trào Đồng khởi năm 1960.
29. Tổ chức mặt trận dân tộc đầu tiên của riêng VN là mặt trận Việt Minh tháng 5/1941
30. “BẮC ĐÀM NAM ĐÁNH” là chỉ tình hình đất nước ta trước ngày 6/3/46 khi miền bắc đàm phán với tưởng còn miền nam đánh Pháp.
31. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” của pháp bước đầu bị phá sản bởi cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 năm 1946.
32. Kế hoạch đánh nhanh của pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
33. Chỉ thị “ phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của pháp”là chiến dich Việt Bắc thu đông năm 1947.
34. Chiến dịch mà ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là chiến dịch Biên giới năm 1950.
35. Chiến dịch phản công đầu tiên ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp là Việt Bắc thu đông 1947.
36. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp là Biên giới 1950.
37.Chiến thắng tạo ra bước ngoặt cơ bản cho cuộc kháng chiến chống pháp là chiến dịch biên giới 1950
38. Đại hội kháng chiến thắng lợi là đại hội toàn quốc lần 2 của đảng lao động tháng 2/1951.
39. Cú đấm thép của ta dành cho pháp là Đông xuân 1953-1954
40. Chiến thắng bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava là Đông Xuân 1953 - 1954.
41. Những thắng lợi của quân dân ta làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava là Đông xuân 1953-1954 và Điên Biên Phủ 1954.
42. sự kiện kết thúc kháng chiến chống pháp là thắng lợi ở hội nghi Gionevo 1954.
43. Chiến thắng quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp là Điện Biên Phủ 1954.
44. Chiến thắng làm xoay chuyển cục diên chiến tranh ở Đông Dương là Điện Biên Phủ 1954.
44. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền với 2 chế độ chính trị khác nhau : cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
45. Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi năm 1960 chuyển cách mạng Miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
46. Chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh đơn phương của Mĩ là chiến thắng trong phong trào Đồng Khởi 1960.
47. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ là trong Xuân Hè 1965 (An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài).
48. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ là Mậu thân 1968.
49. Chiến thắng buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố Phi Mĩ hóa chiến tranh là Mâu thân 1968.
50. Tiếng sét trong đêm giao thừa là Mâu thân 1968.
51. Chiến thắng buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa chiến tranh là Tiến công chiến lược 1972.
52. Những chiến thắng dẫn tới việc triệu tập hội nghị Pari là Mâu thân 1968, chiến thắng trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
53. Những chiến thắng dẫn tới việc kí kết hiệp định Pari về Việt Nam là Tiến công chiến lược 1972 và Điện biên phủ trên không.
54. Chiến thắng làm thất bại cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ là tiến công chiến lược năm 1972.
55.chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược việt nam hóa chiến tranh là đại thắng mùa xuân năm 1975.
56. Trận trinh sát chiến lược giúp củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam của ta là Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975.
57. Sự kiện đánh dấu hoàn thành căn bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước là Đại thắng mùa xuân 1975.
58. Trung tâm của kế hoạch Nava là Điện Biên Phủ (ban đầu là ở Đồng bằng bắc bộ)
59. Khâu chính của kế hoạch Nava là Điện Biên Phủ.
60. Chiến thắng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở đông dương là chiến thắng Điên Biên Phủ 1954.
61 .Bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống mĩ là Hiệp định Pari 1973.
62. Chiến thắng tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền nam là hiệp đinh Pari 1973.
63. Nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi của hiệp định Pari 1973.
64.Đảng Đường lối xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến này là Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
65. Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân VN 1954 -1975.
66. Sự chuẩn bị đầu tiên cho Cách mạng tháng 8 năm 1945 là sự ra đời của ĐCSVN.
67. Bước ngoặt của CM miền Nam: Đồng khởi 60 và Mậu thân 1968.
68. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
69. sự kiện mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
70. Sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng cũ là thất bại Khởi nghĩa yên bái.
71. Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho cm việt nam là Đảng ra đời
72. Đặc trưng cơ bản nhất (quan trọng nhất)của giai cấp công nhân VN là vừa mới ra đời đã sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga.
73. Giai cấp công nhân VN ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP (trước chiến tranh thế giới thứ nhất).
74. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp (sau chiến tranh thế giới thứ nhất)
75. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP là địa chủ phong kiến và nông dân.
76. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TDP là địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
77. Trong cuộc khai thác thuộc đạ lần 2 TDP bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.
78. Đánh điểm diệt viên là phương châm tác chiến của biên giới 1950
79. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh là câu nói bác Hồ dành cho trung đoàn thủ đô.
80. Đường lối khách chiến chống Pháp gồm các văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chỉ thị toàn dân kháng chiến và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi, trong đó tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi giải thích đầy đủ, cụ thể nhất/
81. Một số bài báo của Trường Chinh đăng trên báo sự thật và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi là 1.
82. Các quyền dân tộc cơ bản gồm: độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
83. Hiệp định sơ bộ 1946 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận tính thống nhất của VN (1 TRONG 3 QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN).
84. Hiệp định GNV năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ta.
85. Nội dung có lợi thực tế cho ta trong hiệp định sơ bộ là 2 bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
86. 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
87. CMT8 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (cm tư sản dân quyền).
88. Cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào đồng khởi là các cuộc khởi nghĩa từng phần.
89. Hình thái của cmt8 là đi từ khởi nghĩa từng phần nên tổng khởi nghĩa.
90. Lực lượng đóng vai trò chủ yếu nhất trong tổng khởi nghĩa tháng 8 là chính trị.
91. Lực lượng đóng vai trò xung kích trong tổng khởi nghĩa tháng 8 là lực lượng vũ trang.
92. Hình thức giành chính quyền trong cm t8 là chính trị kết hợp với vũ trang.
94. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 11/1939, 5/1941 đều là hội nghị chuyển hướng chỉ đạo so với hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7/1936.
95. Thành quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
96. Thành công lớn nhất mà phong trào dân chủ 1936 – 1939 đạt được là Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.
97. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.
98. Tên gọi VN tuyên truyền giải phóng quân - nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự.
99. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa gc địa chủ phân hóa làm 3: ĐẠI- TRUNG - TIỂU ĐỊA CHỦ/ Tư sản phân hóa làm 2: DÂN TỘC - MẠI BẢN.
100. Sự kiện nào đã đánh dấu sự trở về đầy đủ với những tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong cương lĩnh chính trị là: Nghi quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5/1941.
111. Sự kiện đưa cách mạng miền Nam bước đầu chuyển sang giai đoạn "chiến tranh cách mạng" là: Thắng lợi của “Đồng Khởi”
112. Lần đầu tiên đảng ta chủ trương thành lập một “Chính phủ dân chủ cộng hòa” là ở Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/1939.
113. Tính chất xã hội của nước ta trong những năm 1945 - 1954 là: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.
113. Tính chất xã hội của nước ta từ khi Pháp đặt ách thống trị đến trước cm tháng 8 thành công là: thuộc địa, nửa phong kiến.
114. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức: Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
115. Sự ra đời của tổ chức cộng sản năm 1929 phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
116. Sự ra đời của những giai cấp mới dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của TDP là cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt Nam (kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản).
117. Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919-1930 là sự đấu tranh để giành lấy quyền lãnh đạo đối với cách mạng nước ta, 2 khuynh hướng này đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
118. ” Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị” là biệt danh của Nhật bản
119. Từ những năm 70 trở đi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật được gọi là cm khoa học công nghệ
120. Lục địa bùng cháy là mĩ la tinh
121. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc mĩ la tinh là cu ba.
122. Lục địa mới trỗi dậy là châu phi
123. Lục địa ngủ kĩ là châu phi.
124. Sự khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở mĩ la tinh với ptgpdt ở á và phi là mĩ la tinh đã giành được độc lập từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhưng sau đó bị biến thành sân sau của Mĩ
124. 4 con rồng nhỏ của châu á là hàn quốc, singapo, đài loan, hồng kong
125. 3 khúc dạo đầu trong chiến tranh lạnh gồm sự kiện này 12/3/1947. Thành lập NaTo, kế hoạch Macsan
126. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của khối asean là hội nghị Bali 2/1976
127. Tổ chức liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh là Liên minh châu âu EU.
128. Nội dung quan trong nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là: Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
129. Nguyên tắc quan trong nhất, chỉ đạo hoạt động của Liệp hợp quốc là: Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
130. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cm khoa học kỹ thuật sau thế chiến thứ 2 là : khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
131. 2 ngọn gió thần – thổi vaò nền kinh tế Nhật: chiến tranh Triều Tiên (50 -53) và chiến tranh VN (54 -75).
132. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông nam á sau CTTG T2 là các nước dành được độc lập.
133. Đặc trưng cơ bản của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế và nền chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe (hoặc cục diện chiến tranh lạnh cũng đúng)
134. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ 2: là tình trạng đối đầu căng thẳng 2 phe, 2 cực mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh.
135. Nội dung "(quyết định) quan trọng nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là: Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
136. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu đánh dấu CNXH đã vượt qua phạm vi 1 nước, trở thành hệ thống trên thế giới.
137. Thắng lợi của cm VN (1945); TQ (1949); Cu ba (1959) mở rộng ko gian địa lý của CNXH.
138. Nguyên nhân làm cho bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc với sự ra đời của hơn 100 nước độc lập...
139. Thắng lợi của cm TQ năm 1949 làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
140. Brexit là một biểu hiện của sự chống lại xu hướng toàn cầu hóa.
141. Học thuyết Phucưđa năm 1977, đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.
142. Đường lối đối ngoại xuyên suốt của NB là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
143. Sự ra đời 2 nhà nước trên bán đảo Triều Tiên, sự ra đời của CHLB Đức và CHDC Đức là dưới tác động của chiến tranh lạnh.
144. 3 quốc gia ĐNA giành độc lập sớm nhất là VN, Lào, Inddonessia.
145.Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc ở châu phi là Nenxon Mandena làm tổng thống 4/1994.
146. Năm Châu Phi: 17 quốc gia giành độc lập năm 1960.
147. Sự kiện tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Đông Âu vs Tây Âu là việc Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan 6/1947.
149. Sự kiên mở đầu cho chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman đọc trước quốc hội Mĩ 12/3/1947 (đánh dấu sự ra đời của chiến lược toàn cầu ngăn chặn).
150. Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe và chiến tranh lạnh bao trùm thế giới là sự ra đời của NATO và liên minh Vacsava.
151. Hội VNCMTN va Tân Việt CM Đảng đều thực hiện chủ trương vô sản hóa.
152. Chủ trương Mĩ hóa thực chất là Mĩ thực hiện chiến tranh cục bộ (phân biệt với hành động Mĩ hóa trở lại).
153. Trong kháng chiến chống Mĩ CMXHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cm cả nước, CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
154. Điều khoản quan trọng nhất của hiệp định Paris, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ là: Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
155. Nguyên nhân quan trọng nhất làm bùng nổ phong trào đồng khởi là sự ra đời của Nghị quyết 15 năm 1959.
156. Nguyên nhân quyết định nhất làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 -1931 là sự ra đời và lãnh đạo của Đảng.
157. Phong trào dân chủ 1936 -1939 kết thúc khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
158. Nhiệm vụ đầu tiên quan trong nhất sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
159. Bước đột phá đầu tiên làm xói mòn trật tự 2 cự ianta là thắng lợi của cm TQ năm 1949.
160. Chiến tranh lạnh kết thúc hoàn toàn khi LX sụp đổ, trật tự 2 cực Ianta bị tan rã.