Trang chủ

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu?

Xuất bản: 22/08/2022 - Tác giả:

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu?... Câu hỏi 1 trang 79 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong chuẩn bị Soạn bài Thị Mầu lên chùa trước khi tới lớp. Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn các gợi ý trả lời câu hỏi phần CÂU HỎI CUỐI BÀI trang 79 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu hỏi

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

(Câu hỏi 1 trang 79 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)

Trả lời

Gợi ý 1:

- Ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu:

+ Khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu

+ Đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công.

- Em ấn tượng nhất với lời tỏ tình của Thị Mầu:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

→ Lời tỏ tỉnh của Thị Mầu với chú tiểu thể thiện sự da diết chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

Gợi ý 2:

- Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động để bày tỏ tình cảm với chú tiểu: Khi thấy chú tiểu mười ba, Thị nói rằng muốn một tháng có nhiều ngày rằm để được lên chùa nhiều hơn, để được gặp chú tiểu. Sau đấy là màn giới thiệu tên tuổi của Thị và Thị nhấn mạnh rằng, Thị chưa chồng nhằm gây sự chú ý tới chú tiểu. Suốt quá trình trêu ghẹo, Thị Mầu liên tục dành những lời khen có cánh cho Tiểu Kính, nào là “đẹp như sao băng”, “cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”… Cô càng mạnh dạn bao nhiêu càng khiến chú tiểu kinh sợ bấy nhiêu. Đỉnh điểm là cô chạy lại, chủ động nắm tay chú tiểu.

- Tác dụng: tình cảm mãnh liệt của Thị Mầu dành cho chú tiểu. Vốn là phận nữ nhi, thường trong chuyện trai gái e dè, nhưng ở đây lại cho thấy một khía cạnh của người phụ nữ. Cô mạnh mẽ chủ động đi tìm tình yêu, sẵn sàng thổ lộ tình cảm trước nhiều người mà không sợ bị đùa cợt, chế giễu, trái với lẽ thường.

- Em ấn tượng với câu:

“Mong cho chú tiểu quét sân

Xích lại cho gần, cầm chổi quét thay

Lá tình không gió mà bay”.

Dù phơi bày tình cảm, không ngừng khen và đưa đẩy nhưng chú tiểu nhất quyết từ chối. Khi thấy chú tiểu cầm chổi quét sân, Thị đã ngụ ý muốn quét thay và quét cùng; chú tiểu không quan tâm đến sự “nhiệt tình” ấy. Với Thị, cô mong chú tiểu chỉ đơn thuần là quét lá rụng chứ đừng “quét” đi tình cảm của Thị.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời chi tiết câu hỏi 1 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều "Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chủ tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?". Hy vọng sẽ giúp các em tự chuẩn bị bài học trước khi tới lớp.

Trọn bộ tài liệu Soạn văn 10 Cánh Diều

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM