Trang chủ

Theo phân tích của tác giả, tiếng thu và tiếng thơ tương ứng với

Xuất bản: 20/07/2022 - Tác giả:

Theo phân tích của tác giả, tiếng thu và tiếng thơ tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư? Câu 1 trang 58 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời câu 1 trang 58 thuộc nội dung phần Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

Câu hỏi:  Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Trả lời câu 1 trang 58 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức: 

Cách trả lời 1:

Theo phân tích của tác giả:

- “Tiếng thu”: Không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền… Có lẽ bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bảng hòa âm ngôn từ”

- “Tiếng thơ”: Đặc trưng vang lên từ đáy hồn Thơ mới chính là tiếng Xôn xao. Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Cách trả lời 2:

- Tiếng thơ: tính nhạc, cấu trúc, gieo vần và nhịp điệu

- Tiếng thu: thổn thức, rạo rực, xào xạc

Cách trả lời 3:

Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng với những bình diện trong bài thơ của Lưu Trọng Lư:

- Về tiếng thu: Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xạc xào của lá rừng. Tiếng thu là môt điệu huyền. Bản hòa âm mùa thu đã tìm thấy cho mình một bản hòa âm ngôn từ để cất lên tiếng thu.

- Về tiếng thơ: âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đấy hồn Thơ mới chính là tiếng xôn xao. Đó là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 1 trang 58: "Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?" , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM