Trang chủ

Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

Xuất bản: 07/07/2018 - Cập nhật: 19/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn tập làm văn trang 161 SGK Tiếng Việt 5 về cách lập một biên bản được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em hoàn thành bài tập làm biên bản một vụ việc trang 161 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài tập làm văn làm biên bản một vụ việc được Đọc Tài Liệu biên soạn gợi ý giúp các em biết cách lập biên bản của một vụ việc và hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 161 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.

I. Mục tiêu bài học

Làm viên bản một vụ việc giúp các em học sinh phân biệt được sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.

II. Cách làm biên bản một vụ việc

1. Định nghĩa

Biên bản vụ việc được thực hiện nhằm ghi nhận nội dung vụ việc đã xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp, làm căn cứ giải quyết các vấn đề liên quan. Đây là một trong những biên bản quan trọng, cần thiết. Biên bản vụ việc được trình bày với các nội dung: Người lập biên bản, người liên quan, người chứng kiến, thời gian, nội dung sự việc....

2. Nội dung biên bản

Trong biên bản một vụ việc thường gồm ba phần:

Mở đầu:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Tên biên bản.

Nội dung:

  • Ngày tháng, địa điểm lập biên bản
  • Những người lập biên bản
  • Tường trình sự việc, lời khai của những người liên quan.
  • Nêu cách giải quyết vấn đề.

Kết thúc: Các thành viên có mặt kí tên vào biên bản.

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 - Trang 161 SGK

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Đề bài: Trong bức tranh dân gian Đám cưới chuột có cảnh đàn chuột phải cống nạp mèo một con chim và một con cá để đám cuwois đi trót lọt. Em hãy tưởng tượng vụ ăn hối lộ của mèo bị vỡ lở và lập biên bản về vụ việc đó.

Bài làm: Trang 161- 162 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.

Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp?

Gợi ý trả lời:

Các em học sinh đọc kĩ hai văn bản rồi so sánh điểm giống và khác nhau:

Trả lời:

Giống nhau:

+ Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.

+ Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ và tên biên bản.

+ Phần chính: thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.

+ Phần kết: ghi tên và chữ kí của người có trách nhiệm.

- Khác nhau:

+ Biên bản cuộc họp: Nội dung là báo cáo, phát biểu

+ Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà chuột: tập hợp lời khai của những người có mặt.

Câu 2 - Trang 162 SGK

Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện ( bài Thầy cúng đi bệnh viện). Dựa theo mẫu biên bản vừa đọc ở bài tập 1, em hãy lập biên bản về việc này.

Gợi ý trả lời:

Một biên bản mẫu để tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN

Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày 12/11/2006, chúng tôi gồm những người có tên sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Quàng Văn Ún trốn viện:

- Bác sĩ, y tá trực: BS Nguyễn Nam, trưởng ca, BS Lê Đạt, y tá Trần Khánh.

- Bệnh nhân phòng số 305, Lương Việt Thái, Lò Văn Quảng.

Tóm tắt sự việc:

- Bệnh nhân Ún đang chờ mổ sỏi thận.

- BS Đạt phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 21 giờ đêm 11/11. Ông Thái chỉ biết ông Ún đã ra khỏi phong từ 17 giờ.

- 22 giờ vẫn không thấy ông Ún về, BS Đạt và y tá Khánh kiểm tra tủ đồ đạc của ông thì thấy trống không. Anh Quảng nói: Ông Ún biết phải mổ, ông rất sợ.

Dự đoán: Ông Ún sợ mổ đã trốn viện.

Đề nghị lãnh đạo Viện cho tìm giúp ông Ún, thuyết phục ông trở lại bệnh viện để mổ chữa bệnh.

Các thành viên có mặt kí tên.

Nguyễn Nam, Lương Việt Thái, Lê Đạt, Lò Văn Quảng, Trần Khánh.


*****

Sau khi tham khảo soạn bài làm biên bản một vụ việc trên đây, hy vọng rằng các em có thể nắm được phương pháp làm biên bản một vụ việc. Bên cạnh đó giáo viên và phụ huynh học sinh có thể tham khảo tài liệu trên để hướng dẫn học sinh học tập.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM