Trang chủ

Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

Xuất bản: 27/02/2023 - Tác giả:

Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác? Hướng dẫn lập dàn ý và tổng hợp bài văn mẫu hay để học sinh tham khảo.

Giúp các em học sinh hiểu được Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?, hãy cùng tham khảo dàn ý chi tiết cùng những bài văn mẫu hay dưới đây:

Đề bài: Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

Dàn ý Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”: “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn O Hen-ri.

- Giới thiệu bức vẽ của cụ Bơ-men, trích dẫn câu nói của Xiu: “đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men”

II. Thân bài: Giải thích

- Thứ nhất vì đó là một bức vẽ đẹp hoàn hảo, giống thật đến nỗi cả Giôn-xi và Xiu đều bị nhầm tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật đang cố bám níu trên bức tường gạch.

- Thứ hai, điều quan trọng khiến bức họa trở thành kiệt tác, đó là bởi nó đã cứu sống được Giôn-xi. Chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy đã mang lại nghị lực, khát vọng được sống cho cô họa sĩ trẻ đáng thương. Sau bao nhiêu gió bão, chiếc lá vẫn kiên cường bám trên bức tường gạch khiến cho Giôn-xi hiểu ra mình cần phải mạnh mẽ để sống tiếp.

- Thứ ba, bức vẽ Chiếc lá cuối cùng ấy không chỉ đáng giá bằng tính mạng của Giôn-xi mà hơn thế nữa, nó còn được đánh đổi bằng chính tính mạng của cụ Bơ-men. Cụ đã dùng hết tâm huyết của mình, trong đêm gió bão để vẽ lên nó với hi vọng chiếc lá “giả” ấy có thể mang lại điều kì diệu. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là biểu hiện cao đẹp nhất cho tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, lòng vị tha của cụ Bơ-men, cũng như tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ đất Mĩ.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại luận điểm: Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác

- Liên hệ: Bức kiệt tác ấy chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh, lòng nhân hậu giữa những con người nhỏ bé trong xã hội.

Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác? - Văn mẫu tham khảo

Đoạn văn mẫu - Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.

Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy.

Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bài mẫu 1 - Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng của nhà văn O-hen-ri. Đặc biệt hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ-men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

"Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ-men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là "số phận" là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

Cụ già Bơ-men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.

Bức tranh "chiếc lá cuối cùng" do cụ Bơ-men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

Bài mẫu 2 - Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Bởi vì:

Trước hết chiếc lá được coi là một kiệt tác bởi độ chân thực của nó. Chiếc lá màu xanh sẫm, rìa lá đã nhuốm màu vàng úa, ấy vậy mà bằng tất cả tài năng của mình cụ Bơ men đã vẽ nó giống y như thật. Mức độ chân thực và sống động của nó khiến cho cả hai cô họa sĩ là Xiu và Giôn-xi không hề nhận ra đó chỉ là một chiếc lá được vẽ trên trường bằng sự pha chế các loại màu mực hết sức tinh vi của người họa sĩ già, cả một đời vẫn hằng ao ước có thể tạo nên một kiệt tác để lại cho thế hệ sau.

Không chỉ vậy, chiếc lá cuối cùng còn được cho là một kiệt tác bởi nó được vẽ bằng tình yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Ngày cụ biết Giôn-xi có ý nghĩa điên rồ sẽ chết sau khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cụ đã đau đớn và buồn rầu biết chừng nào. Tuy chỉ là người hàng xóm, là đồng nghiệp, nhưng bằng tấm lòng bao dung, vị tha, tình yêu thương cụ đã sẵn sàng hi sinh bản thân, trong đêm mưa gió cụ không quản ngại cái lạnh thấu da vẽ nên chiếc lá kiệt tác. Để rồi sau đó cụ phải đánh đổi bằng chính tính mạng của mình. Cái chết của cụ và kiệt tác của cụ để lại hình là hình ảnh đẹp đẽ, cao thượng của con người có lối sống đẹp, luôn sẵn sàng hi sinh, không màng đến tính mệnh bản thân.

Quan trọng nhất, chiếc là cuối cùng được cho là một kiệt tác khi nó đã đem lại niềm tin, niềm hi vọng sống cho một con người tưởng như đã tuyệt vọng tận cùng. Nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây sau những cơn mưa gió điên cuồng, Giôn-xi mới bất chợt nhận ra mình đã tệ bạc đến như thế nào, “muốn chết là một tội”. Để từ đó đem lại cho cô hi vọng sống, và ngay sau đó cô đã xin Xiu cháo, chút rượu vang. Sức khỏe tinh thần đã được lấy lại nhờ chiếc lá, đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả của nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính được tạo ra không chỉ đơn thuần là nghệ thuật vị nghệ thuật mà nó phải là nghệ thuật vị phân sinh, phục vụ cho cuộc sống con người.

Chiếc lá cuối cùng quả thật là một kiệt tác của cụ Bơ-men nói riêng và nhà văn O Hen-ry nói chung. Nó đã giúp nhà văn truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến bạn đọc về tình yêu thương, sự hi sinh cao cả; về mục đích ra đời của một tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Bài mẫu 3 - Tại sao nói rằng chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?

1. Kiệt tác của Cụ Bơ men

- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu "Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì".

Cụ đã "sợ sệt" cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá. Và trong lúc ngồi lặng lẽ, "chẳng nói năng gì", Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, "chẳng nói năng gì" ấy của Cụ.

- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường. Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.

- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men. Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống: "Ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ", giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.

- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và lòng hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.

- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.

2. Tình yêu thương của Xiu

- Xiu rất thương Giôn xi, cô lo sợ không biết mình sẽ ra sao nếu Giôn xi chết đi.

- Đối với Giôn xi, Xiu tận tình chăm sóc, chiều chuộng, chỉ trừ một việc: Xiu làm một cách chán nản khi Giôn xi muốn kéo chiếc mành lên để nhìn thấy cây thường xuân. Chính chi tiết này chứng tỏ Xiu không biết gì về ý định của Cụ Bơ men cả. Vì thế khi nhìn thấy chiếc lá duy nhất trên cây, Xiu vô cùng buồn bã và lo lắng vì nghĩ rằng cái chết của Giôn xi đã đến cận kề khi chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống.

- Đó chính là sự hấp dẫn của tác phẩm, nếu để Xiu biết ý định của Cụ Bơ men thì chúng ta sẽ không thể đọc được những dòng chữ mưu tả tâm trạng Xiu đầy lo lắng, yêu thương, và thấm đẫm tình người như vậy.

3. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi

Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá, người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy. Và sáng hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao?

- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa đầy bí ẩn của mình. Cô nghĩ rằng "Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết". Cô cảm nhận được sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần...

-  Lần kéo mành thứ 2, cô "không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó". "Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu". Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi. Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia. Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa... nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ? Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình????

4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần là một đặc điểm nổi bật trong chiếc lá cuối cùng.

- Người đọc thương cảm lo lắng cho Giôn xi khi thấy cái chết của nàng sắp cận kề. Nhưng kết thúc truyện, tình huống bỗng đảo ngược: Giôn xi trở lại yêu đời, khỏe mạnh, ham sống, thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo...làm cho Xiu và người đọc rất bất ngờ và cảm thấy nhẹ nhõm.

- Đảo ngược tình huống lần thứ 2 là: Cụ Bơ men đang khỏe mạnh, đến cuối truyện bỗng chết vì sưng phổi, lần này khiến cho người đọc lại một lần nữa bất ngờ, nhưng cảm động.

-/-

Hy vọng với nội dung lập dàn ý chi tiết và những bài văn hay với đề: "Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác?" cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 do Đọc tài liệu tuyển chọn sẽ giúp các em học tốt Ngữ Văn 6!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM