Trang chủ

Suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh trong Tiếng hát con tàu

Xuất bản: 22/05/2019 - Cập nhật: 24/10/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn dàn ý chi tiết về suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh trong Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu để thấy được chất suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên.

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

>>> Hướng dẫn tìm hiểu và soạn bài Tiếng hát con tàu ngắn gọn nhất

Gợi ý cách làm:

Dàn ý phân tích suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh trong Tiếng hát con tàu

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm 

- Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.

- Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù sa) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên, là khúc hát về lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân, đất nước.

2. Phân tích đoạn thơ

a. Về nội dung: cảm xúc trữ tình và những suy tưởng triết lí

- Càng suy tưởng càng tự hào, trân trọng thành quả cách mạng và phẩm chất anh hùng của nhân dân trong kháng chiến; nhận thức rõ đó cũng là sức mạnh của hiện tại, là ánh sáng soi đường hướng tới tương lai.

- Suy tưởng triết lí gắn với cảm xúc nồng nhiệt trong khúc ca thôi thúc lên đường, hướng tới Tây Bắc, hướng về nhân dân và nguồn cội thiêng liêng.

- Niềm hạnh phúc lớn lao hoà vào những suy tư sâu lắng: trở về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với niềm vui từng khát khao mong chờ, về với ngọn nguồn thiết yếu, tin cậy của sự sống, trong sự nuôi dưỡng, che chở, cưu mang.

b. Về nghệ thuật: ngôn từ, hình ảnh phong phú, gợi cảm, đẫm chất suy tư

- Có sự kết hợp giữa cảm xúc với suy tưởng, nâng xúc cảm, tình cảm lên thành những khái quát triết lí khiến cho hình ảnh, ngôn ngữ thơ phong phú, gợi cảm, giàu chất trí tuệ.

- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, giàu giá trị tư tưởng – thẩm mĩ và mang tính biểu cảm cao (sử dụng đại từ xưng hô thân tình; dùng câu cảm thán tạo giọng điệu vừa thiết tha, say đắm vừa thành kính, thiêng liêng); phép điệp từ, điệp ngữ có tính nghệ thuật.

- Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng, được sáng tạo bằng nhiều thủ pháp: tả thực, ẩn dụ tượng trưng, đặc biệt là lối so sánh xâu chuỗi, trùng điệp,...

3. Đánh giá chung

- Đoạn thơ đã khơi dậy những tình cảm sâu nặng với nhân dân, đất nước của một hồn thơ sắc sảo tài hoa, kết hợp hài hoà giữa lí trí và cảm xúc.

- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên.

Có thể em quan tâm: 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM