Trang chủ

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân

Xuất bản: 13/09/2024 - Tác giả:

7+ mẫu trình bày suy nghĩ về bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, gợi lên một cảm giác yên bình và an lành

Bài thơ "Chiều xuân" (Anh Thơ) đã khắc họa một bức tranh quê hương bình yên, đượm chất thơ. Bằng những hình ảnh giản dị, gần gũi, nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc bao cảm xúc. Bài viết này sẽ cùng các em phân tích, khám phá và phát biểu suy nghĩ về bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân này của Anh Thơ.

Khái quát về tác giả Anh Thơ và bài thơ Chiều xuân

1. Tác giả Anh Thơ

- Anh Thơ (1921 - 2005) tên thật là Vương Kiều Ân, sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

- Quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

- Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương, và phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ gia đình bên ngoại - một gia đình Nho giáo nên bà biết sáng tác từ rất sớm.

- Sống trong gia đình Nho phong buồn tẻ, tù túng, nặng nền nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca như một con đường tự giải thoát và khẳng định mình.

- Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.

- Là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1 và 2).

- Bà được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.

- Các bút danh: Hồng Anh, Tuyết Anh, Hồng Minh.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ bà thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc như bờ tre, con đò, bến sống,... với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.

- Các tác phẩm chính:

+ Trước Cách mạng tháng Tám: Bức tranh quê (thơ, 1939), Xưa (thơ, 1942), Răng đen (tiểu thuyết, 1943), Hương xuân (thơ, 1944)

+ Sau Cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957), Theo cánh chim câu (thơ, 1960), Đảo ngọc (thơ, 1964), Hoa dứa trắng (thơ, 1967), Sang Thu (thơ, 1977), Mùa xuân màu xanh (thơ, 1974), Quê chồng (thơ, 1979)...

2. Bài thơ Chiều xuân

- Xuất xứ: rút ra từ tập thơ đầu tay "Bức tranh quê" của Anh Thơ.

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh tươi sáng, bình dị và đơn sơ về một làng quê miền biển với hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cũng thể hiện nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

- Nghệ thuật: từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy, thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

Dàn ý suy nghĩ về bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Anh Thơ và bài thơ "Chiều xuân".

- Cảm nhận chung về bức tranh quê hương được tái hiện qua bài thơ.

2. Thân bài

a) Phân tích bức tranh quê trong bài thơ

- Bức tranh chiều xuân:

+ Bến vắng:

  • Mưa bụi: Tạo không khí êm dịu, thanh bình, làm dịu mát không gian.
  • Con đò: Biểu tượng cho sự thong dong, thư thái, cuộc sống chậm rãi.
  • Quán tranh vắng: Tạo không gian tĩnh lặng, gợi suy tư.
  • Cánh hoa xoan tím, cỏ non, đàn sáo...
  • "êm êm, biếng lười, im lìm, tơi bời"…: sự vắng lặng của chiều quê.

=> Những hình ảnh quen thuộc đặc trưng cho miền quê Việt Nam đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn.

+ Đường đê:

  • "cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò,...": những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ.
  • "sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả...": hoạt động

=> Sự chuyển đổi của bức tranh từ gam màu buồn sang gam màu xanh "biếc" của sự sống, từ tĩnh sang động.

- Không khí và nhịp sống thôn quê:

+ Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng:

  • Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.
  • Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…
  • Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khác đàn cò vút bay ra.

+ Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai:

  • Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng: “Xanh rờn”,
  • Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai: "cô nàng, yếm thắm", "cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua"

b) Suy nghĩ của em về bức tranh quê

- Bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của những cảnh sắc thiên nhiên của chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ: chiều mưa lạnh, bến sông ven làng tiêu điều, vắng vẻ; một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. => Sự gần gũi, thiết tha và thanh bình của cuộc sống nông thôn.

- So với việc sống hối hả, bận rộn thì việc sống cuộc sống giản dị lại là xa xỉ.

- Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp bình dị, gần gũi của bức tranh quê.

- Nêu cảm xúc của bản thân khi đọc bài thơ (yên bình, thư thái, nhớ quê hương,...).

TOP 3 đoạn văn mẫu nêu suy nghĩ về bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài Chiều xuân mẫu số 1

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

...

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời."

Những câu thơ đầu tiên trong bài "Chiều xuân" của Anh Thơ đã vẽ nên một bức tranh quê hương bình yên, đượm chất thơ. Bằng những hình ảnh giản dị, gần gũi, nhà thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc bao cảm xúc.

Hình ảnh "mưa đổ bụi êm êm" gợi lên một chiều xuân dịu dàng, ướt át. Cái êm ái của cơn mưa như bao trùm lấy cả không gian, tạo nên một không khí tĩnh lặng, thư thái. Hình ảnh "bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" lại mang đến một chút man mác buồn, gợi nhớ đến sự tàn phai của thời gian. Tuy nhiên, sự tàn phai ấy lại không hề gây ra cảm giác đau lòng mà chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng cho bức tranh quê.

Tiếp nối những hình ảnh trên, nhà thơ còn vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống làng quê: "Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ/ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió". Những con vật quen thuộc như đàn sáo đen, những cánh bướm rập rờn đã tạo nên một không gian sống động, tràn đầy sức sống. Cảnh vật như ngừng lại, chỉ còn lại âm thanh nhẹ nhàng của tiếng sáo đen kêu, của cánh bướm bay lượn. Hình ảnh "Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa" gợi lên một cuộc sống thanh bình, yên ả. Những con trâu bò ung dung gặm cỏ, dường như không hề vội vã, hối hả. Chúng như hòa mình vào thiên nhiên, trở thành một phần không thể thiếu của bức tranh quê.

Bức tranh quê trong bài thơ "Chiều xuân" không chỉ đẹp về màu sắc, âm thanh mà còn đẹp ở sự tĩnh lặng, bình yên. Nó gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, man mác buồn. Đó là nỗi nhớ về tuổi thơ, về những kỷ niệm đẹp đã qua. Đó cũng là tình yêu tha thiết với quê hương, với những giá trị truyền thống.

Qua bài thơ "Chiều xuân", Anh Thơ đã vẽ nên một bức tranh quê hương bình dị mà sâu lắng. Bức tranh ấy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn con người. Nó gợi cho ta nhớ về những giá trị đích thực của cuộc sống, về một cuộc sống chậm rãi, bình yên.

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài Chiều xuân mẫu số 2

Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa… Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn. Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo… vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả. Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng, quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,… Màu sắc của bức tranh tươi tắn, giàu sức sống với màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm. Bức tranh có nhiều điểm nhấn độc đáo: mưa đổ bụi, trâu bò cúi ăn mưa; cô nàng yếm thắm đang lao động chợt giật mình bởi đàn cò con.

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài Chiều xuân mẫu số 3

Bức tranh quê trong bài "Chiều xuân" là một hình ảnh rất đẹp và đầy cảm xúc. Nó miêu tả về một cảnh quan nông thôn, nơi mà cuộc sống trôi qua êm đềm và thanh bình. Suy nghĩ của em về bức tranh này là một sự khao khát và mong muốn được trở về với nguồn gốc, với quê hương. Bức tranh mang đến một hình ảnh của những cánh đồng xanh tươi, những cánh đồng lúa chín rực rỡ, vàng ươm. Cảnh quan này thực sự gợi lên trong em một cảm giác yên bình và an lành. Bức tranh còn miêu tả về cuộc sống những người nông dân, với những cô gái đi bộ trên đường quê, những người đàn ông làm việc trên cánh đồng. Điều này thực sự làm em nhớ về những giá trị gia đình, những giá trị của lao động và sự gắn kết với đất đai. Bức tranh quê trong bài "Chiều xuân" cũng khiến em nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc của tuổi thơ. Em cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc và sự gắn kết của một cộng đồng nông thôn. Bức tranh quê trong bài "Chiều xuân" mang đến cho em một cảm giác bình yên, hy vọng và tình yêu đối với quê hương. Nó là một hình ảnh đẹp và lãng mạn về cuộc sống nông thôn và giá trị của quê hương trong trái tim của chúng ta.

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài Chiều xuân mẫu số 4

Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân với vẻ đẹp bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, đem đến cảm giác bình yên, ấm áp, giúp cho tâm hồn người đọc trở nên thư thái, nhẹ nhàng và nỗi nhớ về gia đình, quê hương càng trở nên da diết hơn. Từ đó, chúng ta cũng thêm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp bình dị của quê hương. So với việc sống hối hả, bận rộn thì việc sống cuộc sống giản dị lại là xa xỉ. Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời điểm. Thi sĩ Anh Thơ tìm cảm hứng từ những khung cảnh bình dị, quen thuộc xung quanh và tỏ ra có thế mạnh ở lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, thâu tóm được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên. Mặc khác, Anh Thơ còn đóng góp cho Thơ mới ở cách dùng từ độc đáo, mới lạ chưa từng có trong thi ca. Đó là những cụm từ mưa đổ bụi, đò biếng lười; rụng tơi bời, mổ vu vơ; Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa… Những nét độc đáo, mới lạ ấy được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình vừa hòa hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài Chiều xuân mẫu số 5

Nhà thơ vẽ lên một bức tranh mùa xuân vào buổi chiều, bức tranh ấy cũng bắt đầu bằng hình ảnh của mưa xuân êm đềm. Không gian mở ra trên bến đò xưa cũ và bức tranh mùa xuân hiện lên có sự có cả âm thanh, màu sắc, hình ảnh. Tứ thơ mùa xuân lan tỏa trong từng hình ảnh từng chi tiết, từng lời thơ. Đó là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc: mưa bụi êm đềm, chùm hoa xoan tím rụng trên quán nhỏ… hình ảnh cơn mưa bụi gợi lên sự êm đềm phảng phất của những hạt mưa xuân nhỏ nhẹ êm êm. Cơn mưa xuân êm êm kia cũng làm cho những cây lúa trên đồng ướt lặng. Cái chữ lặng kia làm cho chúng ta thấy được sự lặng lẽ êm đềm của cảnh vật xuân nơi làng quê. Cánh đồng không thiếu đi hình ảnh những con cò chân đứng chân co rồi lại chốc chốc bay vút lên bầu trời kia. Cánh cò cứ bay lả rập rờn như thế. Cái hành động chốc chốc bay ra ấy khiến cho những cô gái yếm thắm giật mình. Những cô gái yếm thắm ấy không chỉ duyên dáng trong trang phục của người xưa mà còn đẹp với cái nết na chăm chỉ vun vén cho những cây lúa tốt tươi, cuốc những cây cỏ đang ra hoa kia đi. Như vậy có thể nói ba cảnh ấy hợp lại thành một bức tranh chiều xuân với nét đẹp vẫn sinh sôi nảy nở nhưng lại êm đềm vắng vẻ và thoáng chút buồn vu vơ của người thi sĩ.

Suy nghĩ về bức tranh quê trong bài Chiều xuân mẫu số 6

Bài thơ "Chiều xuân" của Anh Thơ như một bức tranh thủy mặc, nhẹ nhàng vẽ nên một chiều quê yên bình. Qua những hình ảnh giản dị, gần gũi, nhà thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc bao cảm xúc man mác, bâng khuâng. Bằng sự tinh tế trong cảm nhận và tài năng trong diễn đạt, Anh Thơ đã tạo nên một bức tranh quê hương đậm chất thơ, khiến ta không khỏi xao xuyến. Cơn mưa bụi êm đềm, không khí se lạnh của chiều xuân bao trùm khắp không gian. Hình ảnh "mưa bụi êm êm" gợi lên cảm giác dịu dàng, êm ái. Con đò "biếng lười" nằm yên trên sông, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả gặm cỏ... Tất cả tạo nên một bức tranh tĩnh lặng, yên bình. Màu sắc tươi mới của mùa xuân với cánh hoa xoan tím, cỏ non xanh mướt... làm cho bức tranh quê thêm phần sinh động.

Hình ảnh cô gái yếm thắm làm việc bên bờ ruộng, giật mình vì đàn cò con bay lên. Chi tiết này cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên. Cuộc sống làng quê trôi qua bình dị, chậm rãi. Con người nơi đây sống chan hòa với thiên nhiên, tìm thấy sự an yên trong cuộc sống giản đơn. Qua những câu thơ, ta cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Anh Thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa để làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh quê. Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thể hiện tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bài thơ "Chiều xuân" đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Bức tranh quê hương bình dị, yên bình mà nhà thơ vẽ nên không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là nơi chứa đựng bao kỷ niệm, tình cảm của mỗi người. Qua bài thơ, ta càng thêm yêu quý và trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương.

-/-

Trên đây là những gợi ý chi tiết về cách làm và một số đoạn văn mẫu trình bày suy nghĩ về bức tranh quê trong bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng, gợi ý trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em hoàn thành bài văn của mình một cách tốt nhất. Xem thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu 11 để tự rèn luyện kỹ năng làm văn. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM