Trang chủ

Soạn thực hành tiếng Việt trang 47 [ Soạn văn 6 Kết nối ]

Xuất bản: 21/06/2021 - Cập nhật: 12/07/2021 - Tác giả:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Kết nối tri thức SGK Ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi thực hành ngắn gọn.

Soạn văn 6 Kết nối / Soạn thực hành tiếng Việt trang 47 sách Kết nối tri thức

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 47 Kết nối tri thức Ngữ văn 6 tập 1

Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống cho các em học sinh tham khảo.

Nhận biết ẩn dụ

- Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

- Giải thích:

Từ “mặt trời” trong dòng “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được dùng để chỉ em bé đã nói lên tình yêu con tha thiết của người mẹ. Con cũng giống như mặt trời tỏa sáng trong cuộc đời mẹ.

Từ “chảy” trong dòng thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” vốn chỉ sự vận động của chất lỏng, được Hoàng Trung Thông dùng với ánh nắng, giúp người đọc cảm nhận được ánh nắng vàng rực tràn trề trên vai hai cha con và lan tỏa khắp không gian.

Biện pháp tu từ

Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 47 tập 1 Kết nối tri thức phần Biện pháp tu từ ngắn gọn, đơn giản cho các em học sinh tham khảo.

Câu 1 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.

Trả lời :

Hình ảnh “mây và sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra. Nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút.

Câu 2 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời :

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ
  • Tác dụng: gợi ra những thế giới đầy màu sắc, lung linh kì ảo của thiên nhiên mà mọi đứa trẻ đều bị hấp dẫn.

Câu 3 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn,
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Trả lời :

Điệp ngữ trong câu: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

  • Tác dụng: Câu thơ đã gợi ra hình ảnh con là sóng, còn mẹ là biển. Con “lăn, lăn, lăn mãi” cũng giống như làn sóng vỗ. Từ đó nhấn mạnh sự gắn bó của con và mẹ, thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ". Con làm sóng, mẹ làm làm biển. Con lăn, lăn như làn sóng vỗ. Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ. Cái hay của trò chơi là ở chỗ các bạn sóng và các bạn mây chỉ đi chơi một mình thôi mà không nghĩ đến mẹ của họ, còn em bé, chắc em cũng muốn đi chơi nhưng em phải chơi cùng với mẹ. Tình mẹ con hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ cũng không thể nào thiếu em. Tình mẹ con bao trùm tất cả, có mặt muôn nơi đến mức “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con, ở đó có bóng hình mẹ.

Dấu câu

Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 47 tập 1 Kết nối tri thức phần Dấu câu ngắn gọn, đơn giản cho các em học sinh tham khảo.

Câu 4 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Trả lời :

Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Đó là nhân vật con, mây, sóng. Dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm.

Đại từ

Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 47 tập 1 Kết nối tri thức phần Đại từ ngắn gọn, đơn giản cho các em học sinh tham khảo.

Câu 5 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

“Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

Trả lời :

"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng". Đó là những người vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương bất tận và được đi khắp nơi.

Câu 6 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch không. Vì sao?

Trả lời :

Không thể dùng từ ngữ khác để thay thế.

Lý do: Việc sử dụng đại từ “bọn tớ” phù hợp với các đối tượng đang giao tiếp là em bé và những người “trên mây” và “trong sóng”; cho thấy sự gần gũi giữa các đối tượng giao tiếp.

Bài tập mở rộng

Câu 1.

Tìm đại từ trong đoạn văn sau:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”

(Chí Phèo, Nam Cao)

Trả lời

Các đại từ là: hắn, ai, nó, mình

Câu 2.

Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Lão bảo nó thế này ( )

( ) Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng ( ) Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu ( ) Liệu hồn cậu đấy ( )

(Lão Hạc, Nam Cao)

Trả lời

Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM