Trang chủ

Soạn Tập làm một bài thơ lục bát - Kết nối tri thức

Xuất bản: 24/06/2021 - Cập nhật: 12/07/2021 - Tác giả:

Soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát Kết nối tri thức trang 100-101 SGK Ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi ngắn gọn.

Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát trang 100-101 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống cho các em học sinh tham khảo.

Soạn bài Tập làm một bài thơ lục bát Kết nối tri thức Ngữ văn 6 tập 1

Trước khi bắt tay vào làm một bài thơ lục bát, các em sẽ xem nội dung hướng dẫn từng bước làm dưới đây.

A. Tập làm một bài thơ lục bát

1. Khởi động viết

a. Tập gieo vẫn

Hãy tập gieo vần bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây.

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi ... khi xa

Ngoài thêm rơi chiếc lá ...

Tiếng rơi rất mỏng như ... rơi nghiêng.

(Theo Trần Đăng Khoa)

b. Xác định đề tài

Có thể chọn bất kì đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc, chẳng hạn thiên nhiên, quê hương, bạn bè, mái trường

2. Thực hành viết

- Hình dung cụ thể về đề tài em định viết (Có hình ảnh gì nổi bật? Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng tới điều gì?...)Thử tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ theo đề tài mà em định chọn (cũng có thể đặt ên bài thơ sau khi em đã hoàn thành).

- Bắt đầu bằng cách thử viết dòng lục hoặc cặp lục bát đầu tiên với những hình ảnh gợi ấn tượng rõ rệt nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của em. Chú ý sử dụng số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát. Cũng có thể thử biến đối một bài thơ 4 chữ, 5 chữ thành bài thơ lục bát.

Chẳng hạn, với ý tưởng "gió đi tìm bạn", em có thể đặt nhan đề bài thơ là Bạn của gió và viết cặp lục bát đầu tiên như sau.

Ai là bạn gió, gió ơi

Gió đi tìm bạn, đất trời mênh mông.

- Viết những cặp lục bát tiếp theo. Đọc lên để cảm nhận rõ hơn về vấn, nhịp và từ ngữ, hình ảnh trong các dòng thơ. Điều này sẽ giúp em cảm thấy hứng thú và thể hiện được cảm xúc, ý tưởng một cách dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, để tiếp nối hai dòng thơ trên, có thể viết:

Gió đưa con sáo sang sông

Gió lùa tóc mẹ bềnh bồng như mây.

- Hãy thử phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh thơ theo nhiều cách khác nhau. Tập sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, dùng từ láy tả âm thanh, màu sắc... Vừa viết vừa đọc, không ngại xoá đi viết lại cho đến khi em cảm nhận được âm thanh nhịp nhàng và vẻ đẹp cuốn hút của từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Có thể kết thúc bài thơ khi em đã bộc lộ được ý tưởng một cách tương đối trọn vẹn.

Sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng em có thể thử sức để hiểu rõ hơn cách mà một bài thơ xuất hiện. Đó quả thật là một điều kì diệu.

3. Chỉnh sửa

- Sau khi bài thơ lục bát được làm xong, em hãy đọc diễn cảm bài thơ của mình, khi lời thơ vang lên, hãy chú ý xem bài thơ đã làm theo đúng thể thơ lục bát chưa (số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, phối hợp thanh điệu...)

- Chỉnh sửa lỗi chính tả (nếu có) và xét xem có từ ngữ nào cần thay thế để bài thơ hay hơn.

Các bài thơ lục bát của học sinh tự làm

Bài tham khảo 1

Không đề

Lớp em là lớp ngoan hiền

Bạn nào cũng giởi bạn hiền bạn ngoan

Mùa hè phượng ở rực trời

Học sinh các lớp rơi rơi lệ sầu

Thầy cô là mẹ là cha

Chúng em là những bông hoa điểm mười

Bài tham khảo 2

Ve kêu đã tự khi nào

Mà ta cứ nghĩ mới vào đầu thu

Trường mới giờ đã thành xưa

Ngày nào mới đến giờ xa mất rồi

Bốn năm cứ nghĩ là dài

Cứ nghĩ học mãi học hoài chả xong

Bây giờ lại nhớ lại mong

Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi

Bài tham khảo 3

Tình bạn

Tình bạn như phép nhiệm màu

Giúp ta xích lại gần nhau trong đời

Cùng bạn dạo cảnh rong chơi

Trên môi luôn thắm nụ cười đẹp tươi

Gặp nhau vui lắm bạn ơi

Cười đùa nắc nẻ thảnh thơi yên bình

Gạt buồn khơi lấy niềm tin

Tìm trong vạt nắng một tình bạn thân

Niềm vui nhân gấp bội lần

Khi tình bạn đẹp không phân sang hèn…

B. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

  • Giới thiệu được bài thơ, tác giả (nếu có)
  • Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ.
  • Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...)

Thực hành viết theo các bước

* Mục đích viết

Bày tỏ cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

* Người đọc

Thầy cô, bạn bè, người thân và những người yêu thích bài thơ em chọn.

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

- Nhớ lại những bài thơ lục bát mà em đã học, đã đọc hoặc tìm đọc một bài thơ lục bát mới.

- Bài thơ được chọn có thể là một bài ca dao (khuyết danh) hoặc là sáng tác của một nhà thơ.

b. Tìm ý

- Đọc bài thơ nhiều lần. Khi lời thơ vang lên, hãy lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của em và ghi lại điều đó. Nên viết nhanh ra giấy các ý tưởng nảy sinh bằng những cụm từ ngắn gọn.

- Có thể tìm ý  bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi. Cảm nhận chung khi đọc bài thơ là gì? Bài thơ biểu hiện những điều gì? Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... nào nổi bật?

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các thông tin, ý tưởng tìm được cho bài viết thành một dàn ý như sau.

Dàn ý

- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có)

- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơi

+ Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ

+ Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ.

+ Nêu cảm nhận về một số yếu tô, hình thức nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý

- Bám sát dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ lục bát, nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...

- Lựa chọn từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu.

- Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu đoạn, chữ đầu viết hoa và có dấu chấm câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau.

Yêu cầuGợi ý chỉnh sửa
Giới thiệu được nhan đề và tác giả của bài thơ lục bátNếu bài thơ có nhan đề và tác giả mà bài viết chưa nêu được thì cần bổ sung
Nêu được cảm xúc về nội dung chính của bài thơNếu cần thì bổ sung các ý cụ thể để người đọc hiểu rõ nội dung bài thơ
Nêu được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuậtRà soát những ý trong bài viết nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... nổi bật của bài thơ. Hãy chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy còn thiếu.
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạtRà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích.

Bài thơ Việt Bắc được viết để nói về sự kiện thắng lợi Điện Biên Phủ của nhân dân ta. Chiến sĩ bộ đội phải chia tay với đồng bào Việt Bắc để trở về Hà Nội. Bấy nhiêu thời gian sinh sống và sinh hoạt cùng nhau tình quân dân gắn kết khiến cho cuộc chia ly bịn rịn. Đặc biệt trong bài thơ đoạn thơ "Ta về mình có nhớ ta/..../ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" là đoạn thơ vừa tả cảnh vừa ca ngợi vẻ đẹp của người dân Việt Bắc. Đây là bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt bốn mùa nơi Việt Bắc yêu dấu.

Bức tranh thiên nhiên ấy mở đầu bằng mùa đông. Không phải tự nhiên nhà thơ lại chọn mùa đông mở đầu cho bức tranh ấy, theo lẽ thường thì xuân hạ thu rồi mới đến đông. Thế nhưng ở đây nhà thơ chọn mùa đông trước vì đây chính là khoảng thời gian mà người cách mạng đến với Việt Bắc:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Bức tranh thiên nhiên mùa đông được tô điểm bằng hình ảnh của những bông hoa chuối rừng. Trên nền rừng xanh ngát những bông chuối màu đỏ tươi nở rộ như tô thắm cả một cánh rừng. Nói đến mùa đông người ta thường nghĩ đến những khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, cây lá rụng cành lìa gốc mà rơi vậy mà ở xưa Việt Bắc này màu sắc lại tươi đẹp đến thế. Trên nền cảnh tươi sáng ấy con người xuất hiện với hình ảnh lao động. Trên đèo cao ánh nắng ban chiếu vào con dao gài ở thắt lưng người Việt Bắc khiến cho con dao sáng lên. Đèo cao đấy, con người nhỏ bé thật đấy nhưng con người vẫn cao hơn đèo. Ở đây ta có thể thấy sự làm chủ thiên nhiên, sự chủ động của người Việt Bắc.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn văn 6 Tập làm một bài thơ lục bát - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM