Trang chủ

Soạn lịch sử 7 bài 21 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 14/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn lịch sử 7 bài 21 Chân trời sáng tạo : Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, gợi ý trả lời toàn bộ nội dung câu hỏi trang 92 - 95 SGK Lịch sử 7 CTST

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp một cách đầy đủ nhất.

Soạn lịch sử lớp 7 bài 21 Chân trời sáng tạo

Tài liệu giải bài tập lịch sử 7 bài 21 Chân trời sáng tạo chi tiết:

Mở đầu bài học

   "Nước non ngàn dặm ra đi… cái tình chi... cái tình chi..." . Câu hát mở đầu trong làn điệu dân ca Nam Bình nổi tiếng của xứ Huế đưa chúng ta trở về vùng đất phía Nam của Tổ quốc vào khoảng những thế kỉ X - XVI.

1. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Nêu những diến biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đều thế kỉ XVI:

- Từ đấu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI lãnh thổ thuộc vương quốc Chăm-pa

- Năm 1069, vua Chăm-pa nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình), Ma Linh (bắc Quảng Trị) cho Đại Việt.

- Năm 1306, Chế Mân cắt châu Ô và Châu Rí (nam Quảng Trị và Huế) làm sính lễ cưới công chúa của Đại Việt.

- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, xung đột giữa Chăm-pa và Đại Việt tái diễn dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) và Vi-giay-a (Bình Định và Đại Việt).

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, từ lưu vực sông Đồng Nai trở vào gần như không có dấu chân người.

- Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp xâm chiếm. Hơn một thế kỉ sau Chân Lạp cũng không quản lí được vùng đất Nam Bộ, vùng đất bị bỏ hoang từ đó.

- Từ Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp ngày nay, xuống phía nam, sang bên kia sông, dọc theo những vùng đất bên bờ tây sông Hậu đến Mũi Cà Mau,... là những mảng đầm lầy, rừng đước, kênh, rạch quanh co, chằng chịt.

2. Tình hình kinh tế, văn hóa vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nghề chính nuôi sống người dân

- Nhờ kĩ thuật đóng thuyền, nghề đánh cá phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cư dân thời kì này.

- Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…

- Thương nghiệp: buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong các cộng đồng cư dân ven biển

* Về văn hóa:

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt tổ chức nhiều cuộc di dân vào vùng đất phía Nam. Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm-pa sinh sống hòa thuận, tạo nên những cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn hóa.

- Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.

- Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa tín ngưỡng truyền thống của người Việt với tín ngưỡng của người Chăm xuất hiện.

- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người việt và người Chăm.

Luyện tập - vận dụng

Câu 1 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Điền những sự kiện chính trị cơ bản của vùng đất phía Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI cho phù hợp với các mốc thời gian dưới đây:

Trả lời:


Câu 2 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Liên hệ với kiến thức lịch sử đã học về Vương quốc Phù Nam, em hãy nêu điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?

Trả lời:

Điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII).

- Từ thế kỉ I đến thế kỉ V vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai quản (trên danh nghĩa) của nước Vương quốc Chân Lạp; dân cư thưa thớt

Có sự khác biệt này là do: Thế kỉ I đến thế kỉ VII, Nam Bộ lúc đó là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Dưới thời kì này, Phù Nam phát triển thành một đế chế, ngành thương nghiệp khá phát triển, cư dân có kinh nghiệm và tài nghệ trong làm thủy lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp. Đến đầu thế kỷ VII, Chân Lạp đã đánh chiếm một phần lãnh thổ của Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê-Kong - vùng Nam Bộ Việt Nam. Việc cai quản vùng Thuỷ Chân Lạp gặp nhiều khó khăn do phải tập trung khai phá vùng đất gốc Lục Chân Lạp, lo chiến tranh với Chăm-pa, đồng thời phải đối phó với với quân Xiêm xâm lấn nên vùng đất Nam Bộ ngày xưa hầu như không được Chân Lạp quan tâm quản lý, khai phá. Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Nhìn chung sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI còn hạn chế so với thời kì trước đó, nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và chưa có nhiều thành tựu đặc biệt.

Câu 3 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Sưu tầm các tư liệu, tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Chăm-pa mà hiện nay vẫn là nơi tổ chức lễ hội hay thờ cúng của cư dân địa phương các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Trả lời:

Các em có thể tham khảo một số tư liệu sau:

* Tháp Pô Klông Garai

Tháp Pô Klông Garai là một quần thể gồm 3 tháp, cụ thể như: tháp chính thờ tượng vua Pô Klông Garai, tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa hơi chếch về phía Nam có mái hình thuyền. Đây là một công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc các phù điêu như: Thần Siva, tượng Bò Thần Nandin...

Hàng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1/7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch), đúng ngày Lễ hội Katê, hàng ngàn người Chăm tổ chức cúng tại 3 tháp Pô Klông Garai, Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar một cách trang trọng.

* Tháp Bà Ponagar

Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt. Hàng năm, tại Tháp Bà Ponagar, lễ hội tháp Bà được tổ chức trọng thể từ ngày 20 - 23 tháng Ba (Âm lịch). Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn như trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống. Tháp Bà Ponagar với lễ hội Tháp Bà được tổ chức hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử.

Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ.

* Tháp chàm Poshanư

Tháp chàm Poshanư hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài, thuộc nhóm di tích còn sót lại của Vương Quốc Chăm-pa xưa. Tháp nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km, được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ thứ VIII đến đầu thế kỷ thứ IX bởi người Chăm. Ngọn tháp này dùng để thờ vị thần Shiva, một trong những vị thần của Ấn Độ giáo. Đến thế kỷ XV, ngọn tháp này được xây thêm một số đền thờ khác với cấu trúc đơn giản hơn để thờ công chúa Poshanư, một vị công chúa tài đức, nhân hậu được người Chăm yêu quý. Tương truyền, bà cũng là người dạy người Chăm biết trồng lúa nước, chăn nuôi, trồng trọt và dệt thổ cẩm. Tháp Poshanư được xây dựng theo kiến trúc Hòa Lai, với những viên gạch đỏ liên kết với nhau một cách chắc chắn mà cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa tìm ra chính xác loại chất này là gì. Móng tháp có hình vuông, càng lên cao, càng nhỏ lại, cửa tháp có hình vòm cuốn với nhiều hoa văn độc đáo. Tháp gồm 3 tầng chính với chiều cao 15m. Tháp có một cửa chính dài, hướng về phía Đông, theo truyền thuyết người Chăm kể lại, đây chính là nơi cư ngụ của thần Linh. Ngoài ra, các trang trí, điêu khắc cũng có tính đồng dạng, đăng đối ở cả ba hướng Tây, Nam, Bắc. Trên vòm cuốn ở cửa hướng Tây hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Trên đỉnh tháp được thiết kế với 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên trong tháp chính là bệ thờ Linga - Yoni bằng đá, vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của người theo đạo Hin-đu. Hằng năm, khu di tích tháp Poshanư được đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến cúng bái, cầu mưa thuận, gió hòa, cho mùa màng bội thu, cho những chuyến tàu ra khơi trở về bình yên. Đồng thời đây cũng là nghi lễ truyền thống nhằm tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn sử 7 bài 21 Chân trời sáng tạo: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM