Trang chủ

Soạn Lịch sử 6 bài 2 : Thời gian trong lịch sử (Chân trời sáng tạo)

Xuất bản: 05/08/2021 - Cập nhật: 24/09/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn sử 6 bài 2 trang 15 sgk Chân trời sáng tạo, gợi ý trả lời các câu hỏi kiến thức tìm hiểu một số khái niệm về thời gian trong lịch sử và biết một số cách xác định và tính thời gian trong lịch sử.

Tài liệu hướng dẫn soạn sử 6 sách Chân trời sáng tạo bài 2 trang 15 sgk Lịch sử và địa lí 6 theo chương trình SGK mới giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về một số khái niệm thời gian sử dụng trong lịch sử cũng như biết cách xác định và tính thời gian trong lịch sử.

Mục tiêu cần đạt:

  • Biết một số khái niệm cơ bản về thời gian trong lịch sử
  • Biết một số cách tính thời gian như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, Công nguyên, trước Công nguyên, sau Công nguyên,...

I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 2 sách Chân trời sáng tạo

1. Câu hỏi trang 15 sgk Chân trời sáng tạo

  • Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở nào?
  • Câu đồng dao trong tư liệu 2.1 thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo lịch âm hay dương lịch?

Gợi ý trả lời:

  • Người xưa sáng tạo ra lịch dựa vào việc tính toán thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng. Cụ thể:

- Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

- Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

  • Câu đồng dao: "... Mười rằm trăng náu / Mười sáu trăng treo" thể hiện cách tính lịch của người xưa bằng cách quan sát theo quy luật của trăng, trăng ngày mùng 10 thường bị mây che, không sáng còn trăng ngày 16 âm lịch hàng tháng tròn và sáng nhất.

2. Câu hỏi trang 16 sgk Chân trời sáng tạo

  • Dựa vào sơ đồ 2.4 em hãy giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ.

Hình 2.4 Sơ đồ cách tính thời gian theo công lịch

Gợi ý trả lời:

Giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ dựa vào sơ đồ 2.4:

- Trước công nguyên là thời điểm trước khi Giê-su được sinh ra đời

- Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giê-su ra đời.

- Một thập kỷ là khoảng thời gian 10 năm.

- Một thế kỷ là khoảng thời gian 100 năm.

- Một thiên niên kỷ là khoảng thời gian 1000 năm.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng

1. Câu hỏi 1 luyện tập trang 16 sgk Chân trời sáng tạo

  • Dựa vào sơ đồ 2.4, em hãy xác định từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?

Gợi ý trả lời:

- Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là 1981 năm, 198 thập kỉ, 19 thế kỉ.

- Tính từ năm 248 (khởi nghĩa Bà Triệu) cho đến năm hiện tại là 1773 năm, 177 thập kỉ, 17 thế kỉ.

- Tính từ năm 542 (khởi nghĩa Lí Bí) cho đến năm hiện tại là 1479 năm, hơn 147 thập kỉ, 14 thế kỉ.

- Tính từ năm 938 (chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng) cho đến năm hiện tại là 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, 10 thế kỉ.

2. Câu hỏi 2 vận dụng trang 16 sgk Chân trời sáng tạo

  • Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tính theo loại lịch nào?

Gợi ý trả lời:

- Giỗ Tổ Hùng Vương: dựa vào lịch âm

- Tết Nguyên Đán: dựa vào lịch âm

- Ngày Quốc Khánh: dựa vào lịch dương

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: dựa vào lịch dương.

3. Câu hỏi 3 vận dụng trang 16 sgk Chân trời sáng tạo

  • Quan sát hình 2.3, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?

Gợi ý trả lời:

- Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là vì: Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ.

4. Câu hỏi 4 vận dụng trang 16 sgk Chân trời sáng tạo

  • Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em. Ví dụ: năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào lớp 1, năm vào lớp 6,... (lưu ý: em có thể bắt đầu trục thời gian với năm sinh của em).

Gợi ý trả lời:

Học sinh tự xây dựng trục thời gian dựa trên những sự kiện của cá nhân mình.

-/-

Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài hướng dẫn soạn sử 6 bài 2: Thời gian trong lịch sử thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM