Hướng dẫn soạn Sử 6 sách Kết nối tri thức bài 13 trang 56 sgk Lịch sử và địa lí 6 tìm hiểu về vấn đề giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X theo chương trình SGK mới bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu rõ và phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung bài soạn sử 6 sgk Kết nối tri thức bài 13 ngay sau đây:
I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 13 sách Kết nối tri thức
1. Câu hỏi trang 56 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á:
- Về tín ngưỡng:
+ Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,...
+ Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-vua (Chăm-pa, Chân Lạp,...)
VD: Thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Cham-pa cổ, Bo-ro-bu-dur (Indonesia), Ang-kor-Wat (Campuchia),... tục tế nước vào Phật để cầu mưa vào dịp Tết ở Cam-pu-chia.
- Về tôn giáo:
+ Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng không đều nhau.
+ Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.
+ Ở Việt Nam: Phật giáo du nhập vào khoảng những năm 194 - 195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.
+ Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á
+ Phật giáo Tiểu thừa có mặt từ khoảng sau công nguyên ở Campuchia khoảng thế kỷ V và Lào chậm hơn khoảng thế kỷ VII và có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.
=> Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam Á.
2. Câu hỏi trang 57 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc?
Gợi ý trả lời:
Những bằng chứng chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:
* Về chữ viết:
- Từ chữ Sankrit của Ấn Độ, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình.
- Tiếng Pali, Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó các quốc gia Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ, Trung Quốc sau đó mới dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Thứ chữ viết này được chủ yếu sử dụng trong các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á.
* Văn học:
- Dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ, thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra...
- Thời kỳ đầu của văn học thành văn (thế kỷ X - XIV) tiếng Pali, Sanskrit, Hán đóng vai trò ngôn ngữ văn học
+ Văn học thế kỷ VII – XIII ở Mã Lai – Indonesia lấy Sanskrit làm ngôn ngữ thơ ca trong khi đó tiếng Mã Lai cô, tiếng Java chỉ dùng trong công việc hành chính, sinh hoạt.
+ Văn học viết thế kỷ XIII – XVIII nói chung là văn học cung đình và ít nhiều nó vẫn còn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Riêng Malaysia, Indonesia thời gian này văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa Java và văn hóa hồi giáo của Ả Rập – Ba Tư. Còn Philippin thì chịu ảnh hưởng của văn học châu Âu.
+ Trong các quốc gia ở Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc bởi hoàn cảnh lịch sử quy định. Các quốc gia khác thì chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ.
+ Ở Việt Nam, văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng sớm du nhập vào Việt Nam với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ
+ Ở quần đảo Indonesia, Malaysia văn học cổ đại Ấn Độ đã du nhập vào đây từ rất sớm các tác phẩm sử thi Ramayana, Mahabharata thịnh hành và ngày càng lan rộng khắp quân đảo suốt thời kỳ cô trung đại thông qua loại hình rối bóng Wayang.
+ Ở Campuchia và Champa, văn hóa Ấn Độ vào tiêu khu vực này sớm và văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ - Bả La Môn, từ thế kỷ XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật giáo chiếm ưu thế.
+ Ở Myanmar, Thái Lan, Lào cũng chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ song tiểu khu vực này tiếp nhận muộn hơn và nhiều khi tiếp nhận thông qua một quốc gia khác có nền văn học trở thành trung gian cho sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với một nền văn học khác, chẳng hạn như văn học Lào chịu ảnh hưởng Ấn Độ thường được thông qua Thái Lan hoặc Khmer.
3. Câu hỏi trang 58 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật?
Gợi ý trả lời:
Điểm nổi bật của kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X là đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo:
- Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Laro Glong-grang (In-đô-nê-x-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),...
- Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phủ điều, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,..
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng
1. Câu hỏi 1 luyện tập trang 58 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỷ đầu Công nguyên?
Gợi ý trả lời:
Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đến văn hoá Đông Nam Á trong những thế kỷ đầu Công nguyên:
- Về tín ngưỡng - tôn giáo:
+ Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,...
- Về chữ viết - văn học:
+ Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ. Riêng người Việt thi kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.
+ Bên cạnh kho tàng văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò vè,...), người Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của nguời Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình nhu: Phạ lắc- Pha Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a), Riêm Kẻ (Cam-pu-chia),...
- Về kiến trúc - điêu khắc:
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Án Độ giáo, Phật giáo.
+ Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Lara Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),..
+ Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,...
2. Câu hỏi 2 vận dụng trang 58 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Tìm thêm thông tin và chia sẻ với bạn về một thành tựu văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.
Gợi ý trả lời:
Một thành tựu văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc: Đền Angkor Wat (Cam-pu-chia)
Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 hecta, nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon.
Ban đầu công trình được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII.
Khác với truyền thống theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.
Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền - núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor Wat quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.
Từ những năm 1990, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn. Năm 1993, chỉ có 7,650 du khách đến đây; đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia.
3. Câu hỏi 3 vận dụng trang 58 Sử 6 sgk Kết nối tri thức
- Biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay thể hiện điều gì?
Lá cờ chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Gợi ý trả lời:
Biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng và vàng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN. Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định; màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động; màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.
-/-
Trên đây là nội dung hướng dẫn soạn sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X thuộc bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !