Trang chủ

Soạn Lịch sử 6 bài 11 : Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á (Kết nối tri thức)

Xuất bản: 22/07/2021 - Cập nhật: 23/09/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn sử 6 bài 11 trang 51, gợi ý trả lời các câu hỏi kiến thức trong bài tìm hiểu về vị trí địa lí, quá trình hình thành và giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.

Hướng dẫn soạn bài 11 trang 51 sgk Lịch sử và địa lí 6 theo chương trình SGK mới bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Nội dung chi tiết soạn sử 6 sgk Kết nối tri thức bài 11 giúp các em hiểu rõ hơn về các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á: vị trí địa lí, quá trình xuất hiện, sự giao lưu thương mại giữa các quốc gia từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.

Mục tiêu cần đạt:

  • Nắm rõ vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
  • Tóm lược được quá trình xuất hiện, sự giao thương giữa các quốc gia sơ kì Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.

Dưới đây là nội dung chi tiết soạn sử 6 sách Kết nối tri thức bài 11:

I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 11 sách Kết nối tri thức

1. Câu hỏi trang 51 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr.52), hãy mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

Hình 1. Lược đồ vị trí các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á

Gợi ý trả lời:

Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:

- Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền glữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương

- Nằm ở phía đông nam của châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.

- Bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

- Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Sing-ga-po, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lay-si-a, In-do-ne-xia, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Timo.

=> Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

2. Câu hỏi trang 53 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr.52).

  • Các tư liệu (tr. 52) và hình 2, 3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.

Gợi ý trả lời:

  • Tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr.52): Mô-giô-pa-hít, Chân Lạp, Lâm Ấp, Đại Việt, Champa, Lan Xang, Pa-gan, Ăng-co, Phù Nam, Ma-lay, Ta-ru-ma,…
  • Các tư liệu (tr. 52) và hình 2, 3 chứng tỏ các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên đã có sự giao lưu thương mại.

- Buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng phát đạt do vị trí thuận lợi.

- Xuất hiện nhiều thành thị đồng thời là những hải cảng sầm uất như Óc eo (Việt Nam), Ta-co-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan).

- Đồng tiền vàng La Mã xuất hiện là minh chứng cho sự trao đổi, buôn bán của người dân các quốc gia này.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng

1. Câu hỏi 1 luyện tập trang 53 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Việc giao lưu thương mại đã có những tác động nhất định đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như sau:

- Mang lại kinh tế cao, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí,...) và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến...).

- Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, mang lại sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

- Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hóa dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

2. Câu hỏi 2 vận dụng trang 53 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.

Gợi ý trả lời:

- Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc:

+ Đầu thế kỉ I trước Công nguyên, cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.

+ Sự chuyển chuyển biến kinh tế trên kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

=> Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Những điều đó đã dẫn tới sự ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

- Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:

+ Trên cơ sở của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay, đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa.

+ Thời Bắc thuộc, vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn bị nhà Hán xâm chiếm đặt thành quận Nhật Nam và chia làm 5 huyện để cai trị.

+ Vào cuối thế kỉ II, Khu Liên hô hào nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

+ Các vua Lâm Ấp về sau mở rộng lãnh thổ về phía bắc đến sông Gianh (Quảng Bình), phía nam đến sông Dinh (Bình Thuận) và đổi tên nước là Cham-pa.

- Quá trình hình thành của quốc gia cổ Phù Nam:

+ Cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm, trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ), nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt đã hình thành và được các nhà khảo cổ học gọi là văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa sông Đồng Nai.

+ Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo là vùng châu thổ sông Cửu Long gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

+ Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III - V, có tiếng nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.

+ Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

+ Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hinđu.

+ Nghệ thuật: ca, múa, nhạc.

+ Xã hội phân hóa giàu nghèo: tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

3. Câu hỏi 3 vận dụng trang 53 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo.

Gợi ý trả lời:

Những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo:

- Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn.

- Thân em như lúa nếp tơ, / Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu.

- Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.

- Anh đi kiệu lộng ba bong / Bỏ em cấy lúa đồng không một mình

- Cày đồng đang buổi ban trưa / Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

- Lúa khô nước cạn ai ơi / Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu

- Được mùa lúa, úa mùa cau / Được mùa cau, đau mùa lúa

- Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bây giờ gặp phải hội này

Khi trời hạn hán, khi hay mưa dầm

Khi trời gió bão ầm ầm,

Đồng tiền lúa thóc, mười phần được ba

- Cần Thơ gạo trắng nước trong / Ai đi đến đó lòng không muốn về

- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây / Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng

Vậy là Đọc tài liệu đã vừa cùng các em nghiên cứu xong nội dung hướng dẫn soạn sử 6 bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á thuộc bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM