Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 2: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.
Hướng dẫn soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 2
Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 2 Chân trời sáng tạo chi tiết:
I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
1. Vai trò
Câu hỏi: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
Trả lời:
Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:
- Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Trả lời câu hỏi trang 10: Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2
2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử
Câu hỏi 1:. Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Trả lời:
- Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình.
- Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai.
Câu hỏi 2:. Em hãy tìm hiểu và cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì đã soạn trong di chúc.
Trả lời:
- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo về:
+ Thời gian và kết quả của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (điều đó được thể hiện ở chi tiết:“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn (…). Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta”.
+ Ngày đất nước thống nhất: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
+ Mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
- Đồng thời, chủ tịch Hồ Chí Minh phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
Trả lời câu hỏi trang 10, 12: Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2
1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
Câu hỏi: Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
Trả lời:
- Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời, vì:
+ Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.
+ Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.
+ Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.
+ Giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng; nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…
2. Thu thập thông tin sử liệu, làm giàu tri thức
Câu hỏi: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
Trả lời:
- Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử.
- Khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin sử liệu vì:
+ Các nguồn sử liệu giúp nhà nghiên cứu tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ và chính xác.
+ Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu nghiên cứu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện; sau đó mới giải thích và đánh giá về sự kiện
+ Thông qua việc thu thập thông tin sử liệu, chúng ta sẽ có những phát hiện mới để làm giàu có và phong phú hơn kho tàng tri thức nhân loại.
3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
Câu hỏi: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn.
Trả lời:
- Tri thức lịch sử: sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991.
- Bài học lịch sử được vận dụng vào thực tiễn:
+ Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đoàn kết được toàn dân tộc.
+ Học tập và vận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến, nắm bắt và hòa nhập với xu thế của thời đại.
+ Tập trung phát triển kinh tế một cách toàn diện, ưu tiên phát triển những ngành Việt Nam có thế mạnh.
+ Nêu cao tinh thần cảnh giác, có chính sách phù hợp với các thế lực thù địch trong, ngoài nước. Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Luyện tập trang 13: Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2
Câu hỏi: Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh.
Trả lời:
* Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội và ví dụ:
- Vai trò:
+ Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
+ Hiểu biến về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội và ví dụ:
- Ý nghĩa:
+ Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
+ Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.
Vận dụng trang 13: Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2
Câu hỏi: Tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.
Trả lời:
*Tìn hiểu về di tích lịch sử: Địa đạo Củ Chi
- Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) được hình thành từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Từ năm 1961, địa đạo được chọn là nơi các đồng chí lãnh đạo sống và làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Sài Gòn - Gia Định và là nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
*Giá trị của khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi:
- Địa đạo Củ Chi trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố Hồ Chí Minh khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn.
- Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ.
- Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.
- Kết thúc nội dung soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 2-
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 2: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Chúc các em học tốt.