Trang chủ

Soạn sử 10 Cánh diều bài 14: CSHT và quá trình phát triển văn minh Đại Việt

Xuất bản: 06/09/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 Cánh diều bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt với hướng dẫn giải bài tập lịch sử 10 cánh diều trang 95 - 98.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Cánh diều bài 14: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 Cánh diều bài 14

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 14 Cánh diều chi tiết:

1. Khái niệm văn minh Đại Việt

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Khái niệm văn minh Đại Việt:

- Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt trải dài gần 1 000 năm (từ thế kỉ X đến thế thế kỉ XIX), gắn liền với chính quyền họ khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đình, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.

- Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu ở Thăng Long (Hà Nội). Văn minh Đại Việt còn gọi là văn minh Thăng Long.

2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình từ 14.1-14.3, hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt:

  • Kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc: văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn 1 000 năm Bắc thuộc. Những di sản và truyền thống của vă minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
  • Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt. Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu. Năm 938, sau chiến thắng chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc.
  • Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ, góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

- Cơ sở quan trọng nhất là kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Nền văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ những truyền thống sản xuất chiến đấu của tổ tiên, được kế thừa những di sản văn hoá, văn minh hoá của thời kì Văn Lang - Âu Lạc và của hàng nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc. Vì vậy nó càng có điều kiện phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước hoà bình.

3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4, hãy:

- Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian.

- Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

- Quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian:


- Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt

+ Thời kỳ cai trị của nhà nước, Thăng Long lúc bấy giờ lấy tên là An Nam đô hộ phủ nơi đặt trụ sở cai trị và quan cai trị Cao Biền.

+ Thời Lý, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về kinh thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế - hành chính lớn của đất nước.

+ Là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

Luyện tập trang 98: Soạn sử 10 Cánh diều bài 14

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt


Vận dụng trang 98: Soạn sử 10 Cánh diều bài 14

Câu hỏi: Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

HS tự thực hiện.

Ví dụ: Trống Đồng Đền Hùng (Phú Thọ):

Trống đồng Đền Hùng được phát hiện ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Cách 500m theo đường chim bay về phía Tây Nam), được xếp vào loại Hêgơ I nhóm C.

- Là trống Đông Sơn có kích thước lớn  trong số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á.

- Nhìn trên bản đồ phía tả ngạn sông Thao từ Lào Cai về đến Việt Trì thì hiện nay duy nhất phát hiện được trống loại I đó là trống đồng Đền Hùng.

Với kỹ thuật đúc và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao về kỹ thuật luyện kim đồng thau. Trống Đền Hùng có hoa văn trang trí khá phong phú và cách điệu cao đã phản ánh được tư duy và cuộc sống của con người thời Hùng Vương.

- Kết thúc nội dung soạn sử 10 Cánh diều bài 14- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Cánh diều bài 14: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác. Chúc các em học tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM