Trang chủ

Soạn sử 10 bài 2 Cánh diều: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Xuất bản: 31/08/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 bài 3 Cánh diều: Tri thức lịch sử và cuộc sống với hướng dẫn giải bài tập lịch sử 10 trang 13 -17 SGK Cánh diều.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Cánh diều bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 bài 2 Cánh diều

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 2 Cánh diều chi tiết:

1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

Trả lời câu hỏi trang 14: Soạn sử 10 bài 2 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2, hãy:

- Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống con người.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, theo em cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trả lời:

Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống con người:

- Vai trò:

  • Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
  • Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
  • Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

- Ý nghĩa:

  • Giúp con người nhận thức sâu sắc về côi nguồn, về bản sắc cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biếu về cội nguồn và bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
  • Con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
  • Giúp con người dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương la, thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Theo em, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần:

  • Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng về xây dựng và phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Hai là, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tích cực đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy; đồng thời, hạn chế hoặc gạt bỏ những hủ tục để tạo dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong nhân dân.
  • Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại và đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc với tinh thần chủ động để vừa đón nhận cơ hội phát triển vừa vượt qua các thách thức, nhằm giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.
  • Bốn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Đồng thời, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

Trả lời câu hỏi trang 15, 16, 17: Soạn sử 10 bài 2 Cánh diều

2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3, hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời?

Trả lời:

Phải học tập lịch sử suốt đời vì:

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới. Do vậy những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội; tạo ra những cơ hội trong cuộc sống và nghề nghiệp.

2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, Sơ đồ 2.2, hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử.

Trả lời:

Cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:

- Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.

- Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…

2.3. Kết nối kiên thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

Câu hỏi:  Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.4, hãy:

- Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối quan hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?

- Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

Trả lời:

- Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hiện tại. Điều này được thể hiện ở việc:

+ Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

+ Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

+ Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

- Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên của Trái Đất, thúc đẩy quá trình tan băng ở Bắc cực. Điều này thể hiện ở việc:

+ Các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỉ XVIII với việc sử dụng quy mô lớn các nguồn nguyên – nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt…), con người đã xả thải ra môi trường một lượng cực lớn các khí thải như: CO2, Metan… Các khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phả xa ra ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

+ Ngoài ra, hoạt động chặt phá rừng bừa bãi của con người theo thời gian cũng tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Tác động từ hiện tượng băng tan đối với nhân loại:

+ Hiện tượng băng tan sẽ dẫn đến việc gia tăng mực nước biển, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền. Từ đó, khiến diện tích đất liền bị sụt giảm, các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm; đất đai các vùng ven biển bị nhiễm mặn, khó có thể canh tác

+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong...

Luyện tập trang 17: Soạn sử 10 bài 2 Cánh diều

Câu hỏi 1. Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

Trả lời:

Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Vận dụng trang 17: Soạn sử 10 bài 2 Cánh diều

Câu hỏi 2. Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách thức sưu tầm).

Trả lời:

HS tự sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học.

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

(Hochiminh.vn)

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột... Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: "Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác  đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói:

- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Bài học kinh nghiệm 

Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.

(Kể chuyện Bác Hồ)

Câu hỏi 3. Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn bè.

Trả lời:

- Ví dụ:

+ Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích hiện tượng Trái Đất nóng lên

+ Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích về tục ướp xác của người Ai Cập cổ đại; tục xăm mình của người Việt cổ…

- Kết thúc nội dung soạn sử 10 bài 2 Cánh diều- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Cánh diều bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM