Trang chủ

Soạn Sinh 8 CTST Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm

Xuất bản: 08/03/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 8 CTST Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Chủ đề 6: Sinh học cơ thể người sgk Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Sinh học Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Chủ đề 6: Sinh học cơ thể người.

Soạn Sinh 8 CTST Bài 33

Mở đầu trang 144 Bài 33: Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta thường sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta lựa chọn chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn như thế nào?

Lời giải chi tiết

Để đảm bảo sức khỏe, khi lựa chọn chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn, chúng ta cần đảm bảo:

- Đủ lượng thức ăn và năng lượng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng theo giới tính, độ tuổi, loại hình lao động, điều kiện môi trường sống,...

- Cân đối về thành phần các nhóm chất dinh dưỡng.

- Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.

- Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình.

Thảo luận 1 trang 144: Kể tên một số loại thực phẩm cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu

Lời giải chi tiết

Nhóm chất dinh dưỡngTên thực phẩm
Chất bột đườngGạo tẻ, ngô, bánh mì, khoai lang, khoai tây, bánh phở,…
Chất đạmThịt lợn, thịt gà, trứng gà, cá, tôm, đậu phụ,…
Chất béoBơ, thịt mỡ lợn, dầu ăn, phô mai, …
Vitamin, chất khoángRau cải, súp lơ, đậu nành, đu đủ, cam, cà rốt, cà chua,…

Thảo luận 2 trang 144: Dựa vào thông tin và Hình 33.1, nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng

Lời giải chi tiết

Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng: Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn thành các chất dih dưỡng tạo thuận lợi cho quá trình hấp thụ, vận chuyển và sử dụng chất dinh dưỡng. Không có hoạt động tiêu hóa thì hoạt động dinh dưỡng không thể diễn ra một cách hiệu quả.

Vận dụng trang 145: Điều gì sẽ xảy ra nếu như cơ thể của chúng ta thiếu các nhóm chất dinh dưỡng? Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết

- Nếu như cơ thể của chúng ta thiếu các nhóm chất dinh dưỡng thì có thể dẫn tới không đủ năng lượng cho các hoạt động sống; suy dinh dưỡng dẫn đến suy giảm sự phát triển tầm vóc và trí tuệ; suy giảm sức khỏe, khả năng miễn dịch dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh tật;…

- Ví dụ:

+ Trẻ em thiếu vitamin D sẽ mắc bệnh còi xương; thiếu vitamin A có thể mắc các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà,…

+ Thiếu protein làm teo hoặc suy yếu cơ bắp; suy giảm hệ miễn dịch; phù nề hoặc cơ thể giữ nước dẫn đến sưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân,…

Thảo luận 3 trang 145: Dựa vào thông tin Bảng 33.1, cho biết chế độ dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào các yếu tố nào. Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết

- Chế độ dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào các yếu tố như: giới tính, độ tuổi, loại hình lao động, điều kiện môi trường sống, trạng thái sinh lí của cơ thể,…

- Ví dụ:

+ Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.

+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.

+ Phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn phụ nữ không mang thai.

Thảo luận 4 trang 145: Cho các ví dụ chứng minh khi lập khẩu phần ăn cần thực hiện nguyên tắc: đủ chất, đủ năng lượng.

Lời giải chi tiết

Ví dụ chứng minh khi lập khẩu phần ăn cần thực hiện nguyên tắc: đủ chất, đủ năng lượng:

- Khi lập khẩu phần ăn cho 1 bạn nam ở độ tuổi 13 – 15 tuổi cần đảm bảo nhu cầu năng lượng khoảng 2650 Kcal/ngày, nếu khẩu phần ăn quá thiếu năng lượng sẽ không đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động sống của cơ thể, nếu khẩu phần ăn quá thừa năng lượng sẽ dẫn đến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

- Khi lập khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ và cân đối lượng của các nhóm chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, vitamin, chất khoáng, nước. Khẩu phần ăn quá nhiều hoặc quá ít nhóm chất dinh dưỡng nào đó đều dẫn đến nguy cơ phát sinh các bệnh tật. Ví dụ: Khẩu phần ăn quá nhiều carbohydrate, lipid sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật như béo phì, tim mạch,…

Thảo luận 5 trang 146: Dựa vào thông tin và Hình 33.2, trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Trong một ngày, một người trưởng thành nên ăn những nhóm chất dinh dưỡng nào?

b) Loại thực phẩm nào nên tăng cường hoặc hạn chế trong bữa ăn hằng ngày?

Lời giải chi tiết

a) Trong một ngày, người trưởng thành nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: Carbohydrate (chất đường bột), protein (chất đạm), lipid (chất béo), nước, vitamin và khoáng chất.

b) Nên tăng cường ăn hoa quả và rau xanh vì chúng là các thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa. Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào và đồ ngọt vì nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh tật như béo phì, tiểu đường, tim mạch,…

Thảo luận 6 trang 146: Dựa vào hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa, hãy

a) Trình bày nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tiêu hóa.

b) Đề xuất phương pháp ăn, uống khoa học để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình.

Lời giải chi tiết

a) Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tiêu hóa:

- Thói quen ăn uống không khoa học: thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, quá mặn, quá ngọt,…; thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia; ăn quá nhanh, không nghỉ ngơi sau khi ăn;…

- Ngộ độc thực phẩm: sử dụng thực phẩm bị nhiễm các sinh vật gây hại như vi khuẩn, nấm mốc,…; thực phẩm bảo quản và chế biến không đúng cách; thực phẩm có sẵn các chất độc như cá nóc, cóc, nấm độc, thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng;…

- Sinh hoạt không điều độ, căng thẳng, lo âu.

- Không luyện tập thể dục, thể thao.

b) Đề xuất phương pháp ăn, uống khoa học để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình:

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: có chế độ dinh dưỡng hợp lí, uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn; hạn chế sử dụng chất kích thích; ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ;…

- Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.

Luyện tập trang 147: Vì sao không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh (mì tôm, gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…) thường xuyên?

Lời giải chi tiết

Không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh (mì tôm, gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…) thường xuyên vì:

- Các loại thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo, đường và muối. Nếu sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh như béo phì, các bệnh về tim mạch, tiểu đường,…

- Ngoài ra, các loại thức ăn này thường không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đó sử dụng thường xuyên và thay thế cho bữa ăn chính có thể gây ra thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thảo luận 7 trang 147: Kể tên một số cách bảo quản thực phẩm không đúng làm cho thực phẩm bị hỏng

Lời giải chi tiết

Một số cách bảo quản thực phẩm không đúng làm cho thực phẩm bị hỏng:

- Để các loại thực phẩm như rau, quả tươi ngoài môi trường hoặc không nhặt bỏ quả, rau bị thối hỏng trước khi đem bỏ vào tủ lạnh.

- Để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm nấu chín.

- Không để thực phẩm vào hộp/ túi kín trước khi cho vào tủ lạnh.

- Sử dụng nhiệt độ bảo quản không phù hợp với loại thực phẩm.

Thảo luận 8 trang 147: Kể tên một số loại thực phẩm và cách bảo quản mà gia đình em đã thực hiện

Lời giải chi tiết

Một số loại thực phẩm và cách bảo quản mà gia đình em đã thực hiện như:

- Rau, củ: Loại bỏ thành phần bị hỏng, héo, dập úng; chia lượng rau củ vào túi zip hoặc hộp và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

- Thịt lợn, thịt gà: Sơ chế thực phẩm và chia thịt vào túi zip hoặc hộp; cho thực phẩm vào ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh.

- Ngô, lạc, vừng: Phơi khô hoặc sấy khô; cho vào hộp để ở nơi thoáng mát.

Thảo luận 9 trang 147: Cho biết một số triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

Lời giải chi tiết

Một số triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm như: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa; khó thở, da tím tái; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi;…

Thảo luận 10 trang 147: Trước khi sử dụng thức ăn, em nên làm gì để hạn chế ngộ độc thực phẩm?

Lời giải chi tiết

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, trước khi sử dụng thức ăn cần:

- Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng.

- Chế biến thực phẩm đúng cách, phù hợp với từng loại thực phẩm.

- Áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm.

- Giữ vệ sinh ăn uống.

Thảo luận 11 trang 148: Hãy cho biết một số biện pháp để lựa chọn thực phẩm, bảo quản, chế biến, ăn uống an toàn bằng cách hoàn thành Bảng 33.2.

Lời giải chi tiết

Một số hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩmVai tròBiện pháp
Lựa chọn thực phẩmThực phẩm tươi, sạch giúp chế biến món ăn ngon hơn; đồng thời giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế bệnh, tật,…Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng; các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ sử dụng khi còn hạn sử dụng,…
Bảo quảnGiúp bảo đảm chất lượng thực phẩm.Bảo quản lạnh; bảo quả khô; bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao; bảo quản trong điều kiện nồng độ khí O2 cao.
Chế biến an toànGiữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, thực phẩm không bị nhiễm khuẩn,…Chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín; nếu thực phẩm ăn sống cần sơ chế thật kĩ; thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận;…
Ăn uống an toànGiúp cơ thể khỏe mạnh; hạn chế bệnh, tật; ngộ độc;…Không ăn các thực phẩm ôi thiu, biến chất hoặc các thực phẩm có chứa độc tố; rửa tay trước khi ăn;…

Thảo luận 12 trang 148: Quan sát Hình 33.3, hãy cho biết ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm:

- Thành phần dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.

Ngoài ra, trên nhãn hiệu bao bì còn có một số thông tin như:

- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn.

- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng chế biến đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.

Luyện tập trang 148: Xác định thành phần, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… của một số sản phẩm đóng gói, đồ hộp ở gia đình em.

Lời giải chi tiết

Tên sản phẩmThành phầnCách sử dụngNgày sản xuấtHạn sử dụng
Bánh chocopieBột mì, đường, mạch nha glucose, chất béo thực vật, bột cacao, sữa bột nguyên kem, trứng,…

Dùng ăn liền.

-Không dùng cho người dị ứng với sữa, lúa mì, trứng và đậu nành.

20/03/202312 tháng kể từ ngày sản xuất
Bim bim LaysKhoai tây, dầu thực vật, bột gia vị khoai tây, bột sữa whey, …Dùng ăn liền, không cần qua chế biến, xử lí thêm.15/02/20236 tháng kể từ ngày sản xuất
Hộp cá nục sốt càCá nục, sốt cà, nước, muối, chất điều vị.Dùng ngay hoặc chế biến thành món ăn khác.11/1/20233 năm kể từ ngày sản xuất

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Hóa học và Vật lý huộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM