Trang chủ

Soạn Sinh 11 Bài 20 Cánh diều: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Xuất bản: 24/01/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 11 bài 20 Cánh diều: Khái quát về sinh sản ở sinh vật. Hướng dẫn giải SGK Sinh học 11 Cánh diều bài 20 với các câu hỏi trong bài.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước các câu hỏi trong nội dung Giải bài tập bài 20 Sinh 11 sách Cánh diều để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Soạn Sinh 11 bài 20 Cánh diều

Mở đầu trang 132:

Thực vật và động vật duy trì nòi giống nhờ quá trình nào? Tại sao cá thể mới luôn có một số đặc điểm giống với cá thể thế hệ trước?

Trả lời:

Thực vật và động vật duy trì nòi giống nhờ quá trình sinh sản. Cá thể mới luôn có một số đặc điểm giống với cá thể thế hệ trước vì vật chất di truyền của thế hệ trước được truyền đạt cho thế hệ sau.

I. Khái niệm, vai trò và các cách thức sinh sản

Câu hỏi trang 132: Từ những kiến thức đã học và quan sát hình 20.1, hãy cho biết cá thể mới được tạo ra nhờ quá trình nào?

Trả lời:

Cá thể mới được tạo ra nhờ quá sinh sinh sản:

- Cá thể cây dâu tây mới được tạo ra từ quá trình sinh sản vô tính, cá thể mới được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

- Cá thể vịt con được tạo ra từ quá trình sinh sản hữu tính, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cá thể mới.

Câu hỏi trang 133: Quan sát hình 20.2, mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở cây dưa chuột và ếch.

Trả lời:

- Quá trình sinh sản hữu tính ở cây dưa chuột: Giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy. Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi nằm trong hạt.

- Quá trình sinh sản hữu tính ở ếch: Giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (tế bào trứng) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành cơ thể con.

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh sản

Luyện tập trang 135: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 20.1.

Trả lời:

Đặc điểmSinh sản vô tínhSinh sản hữu tính
Hình thành giao tửĐa số không có sự hình thành giao tử, một số có hình thành giao tửCó sự hình thành giao tử
Thụ tinhKhông xảy ra thụ tinhCó sự thụ tinh
Cấu trúc hình thành nên cá thể mớiMột phần cơ thể mẹ hoặc giao tử không được thụ tinhHợp tử
Đặc điểm di truyền của cá thể con so với cá thể thế hệ trướcGiống hệt bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ trướcCó sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ
Đặc điểm các cá thể cùng thế hệGiống nhauGiống hoặc khác nhau
Cơ sở di truyền tế bàoNguyên phân (hoặc giảm phân và nguyên phân)Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Ví dụRau má, cây thuốc bỏng, gừng, ong, ...Ếch, lợn, trâu, cá, chim,...

Vận dụng trang 135:

Để nhân giống vô tính một cây bưởi với nhiều đặc tính quý, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành). Giải thích.

Trả lời:

Để nhân giống vô tính một cây bưởi với nhiều đặc tính quý, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành). Vì cơ sở của biện pháp nhân giống vô tính (chiết cành) là dựa trên hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cơ thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể mẹ, nhờ đó giữ được đặc tính quý của cây.

-/-

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập Sinh học lớp 11 Cánh diều Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các bài học trong phần Soạn Sinh 11 sách Cánh diều nữa nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM