Trang chủ

Soạn Địa 7 bài 9 Chân trời sáng tạo : Thiên nhiên châu Phi

Xuất bản: 19/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn địa 7 bài 9 Chân trời sáng tạo : Thiên nhiên châu Phi, gợi ý trả lời toàn bộ nội dung câu hỏi trang 128 - 132 SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn địa 7 Chân trời sáng tạo Bài 9: Thiên nhiên châu Phi, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho bài học tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, tự nhiên, thiên nhiên châu Phi.

Soạn địa 7 bài 9 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập địa lí 7 bài 9 Chân trời sáng tạo:

Mở đầu bài học

Khi nhắc đến châu Phi, chúng ta thường nghĩ đến những hoang mạc rộng lớn, khí hậu khô nóng, những khu rừng già, các hồ nước ngọt,... Châu Phi có vị trí nằm giữa chí tuyến bắc và chí tuyến nam, là châu lục nóng nhất thế giới.

1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Phi

Câu hỏi trang 128 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí châu Phi.

Hình 91. Bản đồ tự nhiên châu Phi

Trả lời:

* Đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi

- Châu Phi có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.

- Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2, lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ).

* Đặc điểm vị trí địa lí châu Phi

- Châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây, phần lớn lãnh thổ nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp châu Âu qua biển Địa Trung Hải; phía đông bắc giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi-nai.

+ Giáp Ấn Độ Dương ở phía đông và Đại Tây Dương ở phía tây.

2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và khoáng sản

Câu hỏi trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi.

- Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi.

Trả lời:

* Đặc điểm địa hình châu Phi

- Châu Phi có địa hình bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.

- Địa hình cao về phía đông nam và thấp về phía tây bắc.

- Các dạng địa hình chính:

+ Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và nam (Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi,...)

+ Bồn địa: nằm xen giữa các vùng đất cao (Bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, bồn địa Sat,...)

+ Hoang mạc: rộng lớn và rất khô hạn (Xa-ha-ra, Na-mip,...)

+ Núi thấp: tập trung phía bắc và phía nam châu Phi (Át-lát, Đrê-ken-béc,...)

+ Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển (đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...)

* Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi

- Dầu mỏ tập trung ở Bắc Phi, Kim loại quý (vàng, kim cương) phân bố chủ yếu ở Nam Phi.

b) Khí hậu

Câu hỏi trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu tên các đới khí hậu ở châu Phi.

- Nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu Phi.

Hình 9.2 Bản đồ khí hậu châu Phi

Trả lời:

- Các đới khí hậu ở châu Phi:

+ Đới khí hậu xích đạo

+ Đới khí hậu cận xích đạo

+ Đới khí hậu nhiệt đới

+ Đới khí hậu cận nhiệt

- Đặc điểm chung của khí hậu châu Phi: Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong các đới khí hậu nóng, có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới trên , lượng mưa thấp.

+ Đới khí hậu xích đạo: nhiệt độ trung bình năm cao trên , mưa quanh năm, lượng mưa lớn.

+ Đới khí hậu cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm cao trên , lượng mưa khá lớn, giảm dần về hai chí tuyến.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: Mang tính chất lục địa rất nóng, khô, thay đổi theo mùa.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hạ và mùa đông lớn, lượng mưa trung bình khoảng 500mm/năm, số ngày mưa ít.

c) Sông, hồ

Câu hỏi trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu tên các sông và hồ chính ở châu Phi.

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi.

Trả lời:

* Các sông và hồ chính ở châu Phi:

+ Sông: Công-gô, Nin, Dăm-be-đi, Ni-giê,...

+ Hồ: Vích-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy,...

* Đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi:

- Mạng lưới sông ngòi của châu Phi phân bố không đều.

- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa.

- Các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô

- Bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê do mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn.

- Phần lớn hệ thống sông chính ở châu Phi đổ nước vào các biển, vịnh biển,... thuộc Đại Tây Dương.

- Các hồ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi.

- Các hồ lớn của châu Phi là nguồn cung cấp nước ngọt và thủy sản quan trọng cho người dân.

d) Các môi trường tự nhiên

Câu hỏi trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi.

Trả lời:

Đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi:

- Môi trường xích đạo:

+ Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê...

+ Rừng thường xanh phát triển

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Môi trường nhiệt đới:

+ Phân bố ở hai bên môi trường xích đạo.

+ Càng gần chí tuyến thảm thực vật chuyển từ rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi gai.

+ Sông ngòi nhiều nước, chế độ nước chảy theo mùa.

+ Đất đỏ vàng là chủ yếu, khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới

- Môi trường hoang mạc:

+ Chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến

+ Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

- Môi trường cận nhiệt đới:

+ Chiếm diện tích nhỏ, một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi.

+ Phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước.

+ Mạng lưới sông ngòi ít phát triển.

Luyện tập - vận dụng

Câu 1 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: 

Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:

a. Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?

b. Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất vào những tháng nào.

- Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất.

Trả lời:

a. Hai trạm khí tượng đã cho thuộc đới khí hậu:

- Trạm Ba-ta thuộc đới khí hậu xích đạo.

- Trạm Kêp-tao thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

b.

* Trạm Ba-ta:

- Nhiệt độ tháng cao nhất: 26°C (tháng 2)

- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 24°C (tháng 7)

- Tổng lượng mưa năm: 2234mm

- Tháng có lượng mưa cao nhất: Tháng 10 (460mm)

- Tháng có lượng mưa thấp nhất: Tháng 7 (20mm)

* Trạm Kêp-tao (Nam Phi):

- Nhiệt độ tháng cao nhất: 20°C (tháng 1, 2)

- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 11°C (tháng 7)

- Tổng lượng mưa năm: 615mm

- Tháng có lượng mưa cao nhất: Tháng 6 (80mm)

- Tháng có lượng mưa thấp nhất: Tháng 11 (30mm)

Câu 2 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều?

Trả lời:

Mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều vì nguồn cung cấp nước chính cho sông, hồ là mưa, lượng mưa của từng khu vực khí hậu khác nhau vì vậy mạng lưới sông hồ phân bố không đều.

Châu Phi có diện tích lưu vực không có dòng chảy chiếm tới 1/3 diện tích lục địa, nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, thiên nhiên thuộc nhiều kiểu môi trường của đới nóng (xích đạo, nhiệt đới, hoang mạc và cận nhiệt).

Câu 3 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.

Trả lời:

Vườn quốc gia cấm Bwindi

Vườn quốc gia cấm Bwindi nằm ở phía Tây nam Uganda ở Đông Phi. Khu Vườn bao gồm 331 km2 rừng nhiệt đới và bạn chỉ có thể đến bằng cách đi bộ đến. Năm 1994, vườn quốc gia này đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới nhờ sự giàu có và đa dạng của hệ sinh thái bậc nhất châu Phi. Vườn cấm Bwindi sở hữu động vật đa dạng bao gồm một số loài đặc hữu như bướm và cũng là nhà của gần một nửa lượng khỉ đột núi của thế giới,với 340 cá thể. Trong danh sách hơn 100 loài động vật cư trú tại vườn có những loài quý hiếm như: tinh tinh, khỉ Colobus, khỉ đột núi, chim mỏ sừng, chim Turaco..

Ngoài ra, hệ thực vật tại đây cũng vô cùng phong phú với hơn 1.000 loài thực vật có hoa trong đó có 163 loài cây và 104 loài dương xỉ. Đặc biệt là có hai loài quốc tế được công nhận là loài có nguy cơ tuyệt chủng Lovoa swynnertonii (loại cây xian) và Brazzeia longipedicellata (một họ Lộc vừng).

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn địa 7 bài 9 Chân trời sáng tạo: Thiên nhiên châu Phi do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM