Trang chủ

Soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức

Xuất bản: 12/09/2022 - Cập nhật: 13/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức bằng việc trả lời câu hỏi về Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á trang 126 SGK Lịch sử và Địa lí 7 KNTT.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn Địa 7 Kết nối tri thức Bài 8 : Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức ngắn gọn

Tài liệu giải bài tập Địa lí 7 bài 8 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:

Đề bài

Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.

- Trung Quốc.

- Nhật Bản.

- Hàn Quốc.

- Xin-ga-po.

Phương pháp làm bài

1. Nội dung báo cáo

- Mở đầu: Giới thiệu khái quát về nền kinh tế đã được chọn.

- Nội dung chính: Trình bày các thông tin, số liệu, biểu đồ, hình ảnh sưu tầm được, theo gợi ý:

+ Quá trình phát triển.

+ Hiện trạng nền kinh tế: tổng GDP, GDP/người, giá trị xuất khẩu,...).

+ Nguyên nhân.

- Kết luận: Nhận xét tổng quan, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế.

2. Một số trang web tìm kiếm thông tin

Gợi ý

Đọc tài liệu tổng hợp Soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức nội dung báo cáo về 4 nền kinh tế lớn và mới nổi của châu Á dưới đây:

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

a. Quá trình phát triển

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Hiện trạng nền kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

SINGAPORE

Kinh tế Singapore Quý 3/2021 - Thức giấc sau đại dịch

Singapore là điểm sáng kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong đại dịch. Sau khi triển khai tiêm vắc xin covid-19 toàn quốc, nền kinh tế Singapore đã phục hồi một cách ấn tượng.

[...] Tăng trưởng Quý 3 nền kinh tế Singapore vẫn đạt 6.5% so với cùng kỳ năm 2020. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng tốt dù chỉ bằng một nửa so với Quý 2. Xét tuyệt đối, GDP trong Quý 3 tăng 0.8% so với Quý 2. Xuất khẩu không dầu mỏ của Singapore tăng trưởng liên tục và giữ ở mức cao trong Quý 3, trung bình trên 17% so với cùng kỳ 2020.

[...]Tỷ lệ thất nghiệp trong Quý 3 đã giảm xuống 2.7%.

[...]Lạm phát cơ bản cũng tăng từ 0.6% lên 1% trong Quý 3; đây là mức cao nhất kể từ 6/2019. Lạm phát trong Quý 3 tăng do các yếu tố: giá thực phẩm, giá nhà giá điện và gas tăng.

[...] Singapore kiên quyết nhưng thận trọng mở cửa dần nền kinh tế, đặc biệt là ngành hàng không. Hiện nay, số lượng khách chu chuyển qua sân bay Changi chỉ đạt 3% so với mức trước dịch. Số lượng khách sử dụng dịch vụ của Singapore Airlines đạt 4% so với 2019.

[...] Singapore đã có nhiều biện pháp nhằm nới lỏng chu chuyển hàng không nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bản địa và doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, từ ngày 8/9/2021 chương trình Làn du lịch đã vacxin (VTL) cho phép hành khách đã tiêm đủ liều vacxin được đi đến Đức, Brunei và quay trở lại Singapore mà không phải thực hiện cách ly.

[...] Với mục tiêu tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế, Singapore tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng khu công nghiệp. Bất chấp bối cảnh Covid, Singapore dự kiến sẽ đưa vào sử dụng thêm 1.7 triệu m2 diện tích công nghiệp vào cuối năm 2021.

(Theo Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương)

Nền kinh tế Singpaore xứng đáng là một trong 4 con rồng kinh tế mới của Châu Á cũng như điểm sáng kinh tế khu vực Đông Nam Á. Không chỉ vững vàng trong đại dịch toàn cầu mà vẫn có những ngành, lĩnh vực kinh tế tạo sức mạnh cho cả đất nước phát triển đi lên.

- Đọc tài liệu tổng hợp Soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức -

HÀN QUỐC

Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao được đặc trưng bởi những tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có.  Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa.

Số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc

Dân số:  51.309.705 người (ước lượng 2021)

GDP

  • Tăng $1,824 nghìn tỷ (danh nghĩa, ước lượng 2021)
  • Tăng $2,503 nghìn tỷ (PPP, ước lượng 2021)

Xếp hạng GDP

  • Hạng 10 (danh nghĩa, ước lượng 2021)
  • Hạng 14 (PPP, ước lượng 2021)

Tăng trưởng GDP

  • 2,9% (2018) 2,0% (2019)
  • -0,9% (2020) 4,0% (ước lượng 2021)

GDP đầu người

  • Tăng $35.196 (danh nghĩa, ước lượng 2021)
  • Tăng $48.309 (PPP, ước lượng 2021

GDP theo lĩnh vực  (ước lượng 2017)

  • Nông nghiệp: 2,2%
  • Công nghiệp: 39,3%
  • Dịch vụ: 58,3%

Lực lượng lao động

  • Tăng 28.466.640 (2020, ILO)
  • Tỷ lệ việc làm 65,8% (2020)

Cơ cấu lao động theo nghề (ước lượng 2017)

  • Nông nghiệp: 4,8%
  • Công nghiệp: 24,6%
  • Dịch vụ: 70,6%

Thất nghiệp

  • Tăng theo hướng tiêu cực 3,7% (Tháng 9 năm 2020)
  • Tăng theo hướng tiêu cực 11,5% người trẻ thất nghiệp (15 đến 24 tuổi, tháng 9 năm 2020)

Các ngành chính: Điện tử, Viễn thông, Ô tô, hóa chất, đóng tàu, thép

Xếp hạng thuận lợi kinh doanh : Giữ nguyên vị trí thứ 5 (rất thuận lợi, (2020)

(Theo Wikipedia)

Chun Kyu Yeon, một nhà phân tích tại Công ty Hana Financial Investment, nhận định lạc quan: "Nền kinh tế đã được thúc đẩy từ xuất khẩu và đầu tư trong những tháng cuối năm 2021... Nhu cầu toàn cầu với hàng sản xuất tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục và tiêu dùng sẽ cải thiện trên cơ sở chính phủ mở rộng chi tiêu để giữ tăng trưởng vững chắc trong năm nay".

Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng sự phục hồi này không đồng đều sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 vào năm 2020. Sự phục hồi về chi tiêu cũng không giống nhau do khoảng cách xã hội.

Khảo sát gần đây của Reuters với 20 nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay, dưới mức 3,0% mà Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự báo.

(Theo đánh giá của Hồng Vân - Báo tuổi trẻ)

Khác với nền kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc có những chính sách lâu dài và nhạy bén với thời cuộc hơn. Vì thế, sau khi đại dịch covid-19 đi qua, chúng ta cùng chờ xem nền kinh tế Hàn Quốc hồi phục và phát triển thế nào nữa nhé.

- Đọc tài liệu tổng hợp Soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức -

TRUNG QUỐC

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP kể từ năm 2014,[27] đây là chỉ tiêu mà theo một số người là thước đo chính xác hơn về quy mô thực sự của nền kinh tế.

Số liệu hiện tại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

GDP

  • Tăng $16.640 tỷ (danh nghĩa; 2021)
  • Tăng $26.660 tỷ (PPP; 2021)

Xếp hạng GDP

  • 2nd (danh nghĩa; 2021)
  • 1st (PPP; 2021)

Tăng trưởng GDP

  • 6,7% (2018) 6,0% (2019)
  • 2,3% (2020) 8,5% (dự báo 2021)

GDP đầu người

  • Tăng $11.819 (danh nghĩa; 2021)
  • Tăng $18.931 (PPP; 2021)

GDP theo lĩnh vực (2017)

  • Nông nghiệp: 7,9%
  • Công nghiệp: 40,5%
  • Dịch vụ: 51,6%

GDP theo thành phần (ước tính 2017)

  • Chi tiêu hộ gia đình: 39,1%
  • Chi tiêu chính phủ: 14,5%
  • Đầu tư vào vốn cố định: 42,7%
  • Đầu tư vào vốn lưu động: 1,7%
  • Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 20,4%
  • Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: −18,4%

Lạm phát (CPI): 2,9% (2020)

Lực lượng lao động

  • Giảm 778.700.553 (2020) (1st)
  • Giảm Tỷ lệ việc làm 67,4% (2019)

Cơ cấu lao động theo nghề (Năm tài chính 2018)

  • Nông nghiệp: 27%
  • Công nghiệp: 29%
  • Dịch vụ: 44%

Thất nghiệp

  • Tăng theo hướng tiêu cực 3,8% (2020)
  • Tăng theo hướng tiêu cực 10,6% thanh niên thất nghiệp (2019)

Các ngành chính: khai thác mỏ và chế biến quặng, sắt, thép, nhôm và các kim loại khác, than; chế tạo máy; vũ khí; hàng dệt may; dầu mỏ; xi măng; hóa chất; phân bón; sản phẩm tiêu dùng, bao gồm giày dép, đồ chơi, điện tử; chế biến thực phẩm; thiết bị giao thông vận tải, bao gồm ô tô, toa xe và đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy bay; thiết bị viễn thông, tên lửa đẩy, vệ tinh.

(Số liệu thống kê theo Wikipedia)

Cũng là một trong hai quốc gia tỉ dân của thế giới, nhưng Trung Quốc lại có nền kinh tế phát triển ấn tượng hơn so với Ấn Độ. Và càng ngày tham vọng vượt mặt kinh tế Mỹ của Trung Quốc ngày càng rõ rệt. Trung Quốc đang có những phản ứng tiêu cực với bệnh dịch covid-19, từ đó dẫn tới nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế, nếu có 1 chính sách phù hợp hơn thì Trung Quốc mới có thể giảm được nợ và quay trở lại đường đua kinh tế với Mỹ.

-HẾT-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn Địa 7 bài 8 Kết nối tri thức Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM