Trang chủ

Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất

Xuất bản: 13/09/2022 - Tác giả:

Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất với hướng dẫn trả lời tất cả các câu hỏi trong bài.

Lịch sử Trái Đất bắt đầu từ cách đây khoảng 4,5 tỉ năm. Trải qua khoảng thời gian rất lâu dài, Trái Đất dần hình thành như ngày nay. Quá trình hình thành Trái Đất diễn ra như thế nào?

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 4 Kết nối tri thức chi tiết:

Mở đầu

Câu hỏi: Quá trình hình thành Trái Đất diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Lịch sử Trái Đắt bắt đầu từ cách đây khoảng 4.5 tỉ năm. Trải qua khoảng thời gian rât lâu dài, Trái Đât dần hình thành như ngày nay.

Bổ sung thông tin WIKI: Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời từ khi Hệ Mặt Trời ban đầu tồn tại như 1 đám mây bụi và khí lớn, quay tròn, gọi là tinh vân Mặt Trời. Tinh vân này gồm hydro và heli được tạo ra từ Vụ Nổ Lớn, và những nguyên tố hóa học nặng hơn khác được tạo ra từ các ngôi sao đã chết. Sau đó, vào khoảng 4,6 tỷ năm trước (15 đến 30 phút trước khi chiếc đồng hồ tưởng tượng của chúng ta bắt đầu chạy), có thể 1 ngôi sao ở gần đó bắt đầu trở thành 1 siêu tân tinh. Vụ nổ gây sóng chấn động về hướng tinh vân Mặt Trời và làm nó bị nén vào. Vì đám mây tiếp tục quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc so với trục quay của nó. Đa phần khối lượng tập trung ở giữa và bắt đầu nóng lên. Lúc ấy, khi trọng lực làm cho vật chất cô đặc lại xung quanh các hạt bụi vật chất, phần còn lại của đĩa bắt đầu tan rã thành những vành đai. Các mảnh nhỏ va chạm vào nhau và tạo thành những mảnh lớn hơn.. Những mảnh nằm trong tập hợp nằm cách trung tâm khoảng 150 triệu kilômét tạo thành Trái Đất. Khi Mặt Trời ngày càng đặc lại, nó nóng lên, phản ứng hạt nhân bùng nổ và tạo nên gió Mặt Trời thổi bay đa phần những vật chất ở trong đĩa vẫn còn chưa bị cô đặc vào những tập hợp vật chất lớn hơn.

1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành trái đất?

Trả lời:

*Nguồn gốc: Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đắt, liên quan chặt chẽ với sự hình thành hệ Mặt Trời. Một số giả thuyết cho rằng: Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hắp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là của Mặt Trời, khí và bụi chuyên động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất).

2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 4, hãy:

- Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất.

- Nêu sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Trả lời:

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp đồng tâm: trên cùng là vỏ Trái Đất, tiếp đến là manti và trong cùng là nhân của Trái Đất.

- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Đặc điểmVỏ lục địaVỏ đại dương
Phân bốỞ lục địa và một phần dưới mực nước biển.Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
Độ dày trung bình35 - 40 km (miền núi cao đến 70 - 80 km).5 - 10 km.
Cấu tạoba lớp đá: trầm tích, granit và badan.hai lớp đá: trầm tích và badan.

3. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Câu hỏi: Đọc thông tin trong mục 3, hãy nêu các vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đât.

Trả lời:

Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của các quá trình địa chất.

- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm (macma, biến chất và trầm tích).

Luyện tập trang 16: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất?

Trả lời:

Đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất là

- Tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều.

- Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit) tạo nên; lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.

- Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

Câu 2. Theo nguồn gốc, các loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm (macma, biến chất và trầm tích).

- Sự hình thành các loại đá

+ Đá macma (đá granit, đá badan,...) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy.

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,...) hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.

+ Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa, đá phiến,...) được thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,...

Vận dụng trang 16: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam.

Trả lời:

- Học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet,…

- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),...

- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 4- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất. Chúc các em học tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM