Trang chủ

Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14: Đất trên Trái Đất

Xuất bản: 14/09/2022 - Tác giả:

Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14: Đất trên Trái Đất với hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 41 - 44 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đất là một trong những thành phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Đất có vai trò quan trọng đối với sự sống, là nền tảng cho hầu hết các loài thực vật tồn tại và phát triển. Đất được hình thành như thế nào? Những nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành đất?

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14: Đất trên Trái Đất. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 14 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:

1. Khái niệm đất và vỏ phong hoá

Câu hỏi: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:

- Trình bày khái niệm về đất.

- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hoá và đất.

Trả lời:

- Khái niệm về đất. Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá. Đât được câu tạo bởi các thành phân chính bao gồm chât khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì

- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hoá và đất:

+ Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tô bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thăng đứng.

+ Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá

2. Các nhân tố hình thành đất

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 14.2 trong mục 2, hãy trình bày các nhân tố hình thành đất.

Trả lời:

Các nhân tố hình thành đất:

- Đá mẹ

+ Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

+ Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

- Khí hậu

+ Ảnh hưởng trực tiếp:

  • Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
  • Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

+ Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

- Sinh vật

+ Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

+ Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

+ Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

- Địa hình

+ Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

+ Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

+ Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

- Thời gian

+ Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

+ Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

+ Các vùng tuổi đất:

  • Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
  • Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

- Con người

+ Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

+ Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

Luyện tập trang 46: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14

Câu 1. Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất:

Đất mẹ -> khí hậu -> Địa hình -> Sinh vật -> Thời gian -> Con người

Hoặc:

Mẫu 1:

Mấu 2:

Câu 2. Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?

Trả lời:

- Bất kì loại đất tự nhiên nào trên Trái Đất cũng được hình thành bởi năm nhân tố, đó là đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian. Tuỳ vào điều kiện hình thành mà mỗi nhân tố có sự tác động mạnh, yếu khác nhau, tạo nên các loại đất khác nhau về tính chất, thành phần và giá trị sử dụng.

- Ví dụ: Sự tham gia của nhân tố khí hậu trong sự hình thành các loại đất khác nhau

+ Vành đai nhiệt đới phổ biến nhất là quá trình hình thành đất feralit đỏ vàng.

+ Vành đai ôn đới, hình thành các loại đất đông kết dưới rừng taiga như đất pốtzôn, đất đầm lầy.

+ Khí hậu ôn đới hải dương ấm và ẩm, hình thành đất nâu hoặc đất xám.

Vận dụng trang 46: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14

Câu hỏi: Tìm hiểu về một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hoá đất.

Trả lời:

Một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hoá đất.

- Bảo vệ và trồng rừng: Tăng mật độ cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng để làm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn. Cần quản lý nguồn nước, điều tiết nguồn nước tưới một cách hợp lý.

- Tưới tiêu hợp lý: Nhằm bảo vệ nguồn nước và điều tiết nguồn nước tập trung, dự trữ nước cho mùa khô hạn và hạn chế được hiện tượng lũ lụt nên xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa.

- Trồng cây che phủ: Trồng cây che phủ giúp hạn chế sự bốc thoát hơi nước, giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt trong trồng trọt, việc trồng cây che phủ là vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ sinh thái đất, bảo vệ cây trồng khỏi tác động xấu của tự nhiên.

- Luân canh cây trồng: Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích đất trồng nhằm hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Bằng việc trồng luân canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hấp thu qua quá trình canh tác.

- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất: Ngày nay đất trồng đang dần bị thoái hóa và mất dần đi cấu trúc cũng như chất mùn trong đất. Chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh, phân chuồng, phân ủ, rơm rạ, thân chuối, bèo lục bình,…

- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 14- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 14: Đất trên Trái Đất. Chúc các em học tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM