Thế giới có những nơi mưa nhiều, lượng mưa lớn gây lũ lụt, ngược lại có nhiều khu vực lượng mưa ít gây hạn hán. Vì sao có sự khác nhau như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 10: Mưa. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.
Hướng dẫn soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 10
Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 10 Chân trời sáng tạo chi tiết:
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
Câu hỏi:. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.
Trả lời:
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:
- Khí áp
- Gió
- Frông
- Dòng biển
- Địa hình
* Ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa:
- Khí áp:
+ Ở các khu áp thấp, không khi bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.
+ Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc khỏng có mưa. Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mưa ít.
- Gió:
+ Ở những nơi có gió biển thổi hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn.
+ Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường ít mưa.
- Frông:
+ Dọc các Frông không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi. gây ra mưa trên cá hai frông nóng và lạnh.
+ Miền cỏ frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
- Dòng biển:
+ Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
+ Những nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
- Địa hình:
+ Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa; vì thế ở những sườn núi cao và núi cao thường khô ráo.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
II. Sự phân bố mưa trên Trái Đất
Trả lời câu hỏi trang 47, 48: Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 10
1. Phân bố theo vĩ độ
Câu hỏi: Dựa vào hình 10.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa khác nhau ở Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.
Trả lời:
Sự phân bố lượng mưa khác nhau ở Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực:
- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là hai vùng ôn đới.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
- Khu vực gần cực Bắc và cực Nam rất ít mưa.
2. Phân bố theo khu vực
Câu hỏi: Dựa vào hình 10.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa và giải thích nguyên nhân.
Trả lời:
Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa: phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông, tây.
- Các khu vực có vị trí địa lí tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường có lượng mưa nhiều.
- Những khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít.
=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển,...
Luyện tập trang 48: Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 10
Câu 1. Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố mưa trên Trái Đất.
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố mưa trên Trái Đất:
Câu 2. Em hãy xác định những khu vực có mưa nhiều và những khu vực có mưa ít trên các lục địa.
Trả lời:
- Những khu vực có mưa nhiều: Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mĩ, Đông Nam Hoa Kì, Trung Phi,…
- Những khu vực có mưa ít: Bắc Phi, Nam cực, Bắc Á, Tây và Trung Á, Tây Hoa Kì, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,…
Vận dụng trang 48: Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 10
Câu hỏi: Em hãy sưu tầm thông tin và hình ảnh về những khu vực có mưa nhiều nhất và ít nhất trên Trái Đất.
Trả lời:
- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Khu vực mưa nhiều
Meghalaya là một bang tại đông bắc Ấn Độ hiện sở hữu 2 khu vực có lượng mưa nhiều nhất nhì thế giới. Theo Sách kỷ lục Guiness thế giới, quán quân trong hạng mục này là ngôi làng Mawsynram với lượng mưa khoảng 11.873mm/năm. Xếp ngay sau là người láng giềng Cherrapunju cùng bang với khoảng 11.430mm/năm.
Con số này gấp khoảng 6 lần lượng mưa trùng bình ở Việt Nam (1.500-2.000mm/năm). Lượng mưa này có thể làm ngập đến tận gối bức tượng lớn nhất thế giới, tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30m ở Rio de Janeiro, Brazil.
Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7.000mm.
Nguyên nhân khiến nơi đây là "thánh địa" mưa là do không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía bắc nhưng không qua được những ngọn núi cao ở Meghalaya nên gây mưa ngay tại sườn đón gió.
Người dân ở đây chế tạo ra một loại "áo mưa" đặt biệt có tên là "Knup" với hình dạng như chiếc thuyền làm từ tre và lá chuối.
- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 10
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 10: Mưa. Chúc các em học tốt.