Phát triển bền vững là gì? Vì sao phải phát triển bền vững? Tăng trưởng xanh được hiểu như thế nào và các biểu hiện của nó ra sao?
Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Cánh diều bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.
Hướng dẫn soạn địa 10 Cánh diều bài 30
Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 30 Cánh diều chi tiết:
I. Phát triển bền vững
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.
Trả lời:
- Khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tồn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau. (Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)).
- Sự cần thiết phải phát triển bền vững:
+ Về kinh tế: Mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao trong thời gian ngăn đã dẫn tới việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, đồng thời cũng tạo ra chất thải nhiều hơn. => Hậu quả làm cho môi trường sinh thái dần bị suy giảm.
+ Về xã hội: Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh, tỉ lệ người nghèo ở một số nước đang phát triển nhiều lên, hiện tượng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phổ biến,...
+ Về môi trường: Tài nguyên thiên nhiên ngày cảng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, nhiều giống loài động vật, thực vật quý hiểm có nguy cơ tuyệt chủng. => Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường sống lành mạnh.
II. Tăng trưởng xanh
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 30.2, hình 30.3, hãy trình bày khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh.
Trả lời:
- Khái niệm của tăng trưởng xanh:
+ Là phương thức phát triển kinh tế bên vững, một bộ phận của phát triển bên vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mắt mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bề vững tài nguyên thiên nhiên.
+ Là sự tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế bên vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiền bộ xã hội. (UNESCAP)
- Biểu hiện của tăng trưởng xanh:
+ Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biển đổi khí hậu: Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ.
+ Xanh hoá sản xuất: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng khoa học và kĩ thuật nông nghiệp, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao để tăng năng suất lao động.
+ Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững: Kết hợp lối sống truyên thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại, đô thị hoá bền vững (xử lí rác thải, chất thải; duy trì lối sống hoà hợp với thiên nhiên ở nông thôn).
Luyện tập và vận dụng trang 121: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 30
Câu 1. Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và tăng trưởng xanh:
- Những tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ, những đột phá của cách mạng 4.0 đã đem đến nhiều cơ hội cho tăng trưởng.
- Tăng trưởng kinh tế, với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều đột phá lớn nhưng chưa dẫn đến sự tiến bộ trên diện rộng.
- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu… đồng thời kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác cũng như ảnh hưởng đến cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai.
Câu 2. Hãy thu nhập thông tin và tìm hiểu về một trong những biểu hiện của tăng trưởng xanh ở địa phương em (nông nghiệp, công nghiệp hoặc lối sống).
Trả lời:
Gợi ý tham khảo:
- Một trong những biểu hiện của tăng trưởng xanh ở địa phương về nông nghiệp:
- Diện tích đất sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch hơn và hiệu quả hơn.
- Quản lý đất canh tác nông nghiệp.
- Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Ví dụ: Phát triển nông nghiệp sạch, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời,…), lối sống xanh (hạn chế giảm thiểu rác thải, tái chế nhiều sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước sạch,…),…
- Kết thúc nội dung soạn địa lí 10 Cánh diều bài 30-
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Cánh diều bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Chúc các em học tốt.