Trang chủ

Soạn Địa 10 Cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Xuất bản: 30/09/2022 - Tác giả:

Soạn Địa 10 Cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp, hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 84 - 90 SGK Địa lí 10 Cánh diều đầy đủ và ngắn gọn.

Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm gì? Sự phân bố và tác động của nó đối với môi trường như thế nào? Vì sao phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo? Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai là gì?

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Cánh diều bài 24

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 24 Cánh diều chi tiết:

I. Công nghiệp khai thác than và dầu khí

1. Công nghiệp khai thác than:

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 24.1, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác than.

- Giải thích sự phân bố của ngành này và sự cần thiết phải thay thể bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp khai thác than:

+ Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (sau khi cốc hóa).

+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm.

- Đặc điểm của công nghiệp khai thác than:

+ Là ngành công nghiệp ra đời từ rất sớm và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của thế giới.

+ Kĩ thuật khai thác và mục đích sử dụng than có sự thay đổi theo thời gian và không gian.

+ Than được phân thành nhiều loại tuy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn...

- Sự phân bố:

+ Các mỏ than được phân bó chủ yếu ở bán cầu Bắc.

+ Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ân Độ, Hoa Kỳ...

+ Ở Việt Nam, than được khai thác chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (90% sản lượng tập trung ở Quảng Ninh).

- Sự cần thiết phải thay thể bằng nguồn năng lượng tái tạo vì than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nên phải đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế.

=> Đây là xu hướng chung của thế giới.

2. Công nghiệp khai dầu khí: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 24

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 24.2, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí.

- Giải thích sự phân bố của công nghiệp khai thác dầu mỏ và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp khai thác dầu khí:

+ Có khả năng sinh nhiệt lớn, dễ sử dụng và vận chuyển, dễ dàng cơ khí hoá khi nạp nhiên liệu vào động cơ. Là nguồn nhiên liệu quan trọng cho sane xuất điện, giao thông vận tải.

+ Là nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá chất và thực phẩm.

+ Được ví như “Vàng đen” của nhiều nước.

* Đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí:

+ Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than).

+ Dễ vận chuyên và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro.

+ Sau khi chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dâu ma-dut,...

- Sự phân bố:

+ Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu.

+ Các nước đứng đâu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,...

- Sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo vì:

+ Quá trình khai thác, vận chuyên và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí,...

+ Mức độ khai thác quá lớn (giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất, hóa dầu,..)

=> Dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên nên phải thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

II. Công nghiệp điện lực

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 24.3, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

- Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp điện lực.

+ Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

+ Động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá và tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

- Đặc điểm của công nghiệp điện lực.

+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiệt điện (dầu mỏ, than đá, khí đốt), thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối,...), trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

+ Các nhà máy điện có yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Giải thích: Công nghiệp điện lực trên thế giới phát triển rất nhanh do nhu cầu của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. Các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ cần rất nhiều năng lượng điện -> Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá.

III. Công nghiệp khai thác quặng kim loại: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 24

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại và tác động của nó đến môi trường.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp khai thác quặng kim loại:

+ Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người.

+ Thời đại đồ sắt có thể coi là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp hiện đại.

+ Quặng kim loại là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp.

- Đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại:

+ Quặng kim loại rất đa dạng. Các nước tập trung chủ yếu vào khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu.

+ Quặng kim loại đen có trữ lượng lớn nhất, trong đó quặng sắt chiếm trên 90 % tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới.

- Việc khai thác quặng kim loại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Việc sản xuất các vật liệu thay thế, sử dụng lại các phế liệu là biện pháp nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

IV. Công nghiệp điện tử - tin học

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp điện tử - tin học

+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

+ Thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học

+ Không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

+ Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng.

- Phân bố

+ Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bra-xin,...

+ Nhiều nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cũng đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu (thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử,...).

- Tác động đến môi trường: Do lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lý rác thải chứa các tạp chất, hoá chất độc hại.

V. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố rộng rãi ở các nước.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng:

+ Ngành không thể thiếu trong cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia.

+ Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.

+ Huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

+ Tạo ra được nhiều loại hàng hoá thông dụng thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đặc điểm của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng:

+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải.

+ Vốn đầu tư không nhiều, sử dụng nhiều lao động.

+ Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

- Giải thích: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nhất trong đời sống hằng ngày như: dệt - may, da - giày, sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy,... -> Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới.

VI. Công nghiệp thực phẩm: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 24

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố linh hoạt.

Trả lời:

- Vai trò của công nghiệp thực phẩm

+ Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn, uống của con người.

+ Góp phần làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

+ Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích luỹ vốn.

+ Giải quyết việc làm và góp phần giải phóng công việc nội trợ cho phụ nữ.

+ Đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nhiều nước đang phát triển.

- Đặc điểm của công nghiệp thực phẩm

+ Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp.

+ Sản phẩm của ngành này rất phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.

- Giải thích: Ngành công nghiệp thực phẩm có thể phát triển ở nhiều khu vực khác nhau, khi có sản phẩm sẽ vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc xuất khẩu. Ngày nay, ngành này chú trọng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng -> Công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt.

VII. Định hướng phát triển công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy chọn và nêu ví dụ cụ thể về một trong bốn định hướng phát triển công nghiệp.

Trả lời:

Định hướng phát triển công nghiệp:

- Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

- Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Ví dụ: công nghiệp điện mặt trời, điện gió, thủy triều đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia.

- Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải. Ví dụ: phát triển công nghiệp tái tạo, nông nghiệp xanh,…

Ví dụ: Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo -> Các nước trên thế giới đang đa dạng hóa nguồn cung năng lượng:

- Công ty năng lượng QWAY của Bỉ đã công bố các kế hoạch đầu tư, phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo khác tại Angola, với dự kiến sẽ khởi công xây dựng các dự án sản xuất năng lượng tái tạo với công suất từ 250 đến 350 MW tại Angola vào cuối năm 2020.

- Chính phủ Anh cho biết sẽ tiếp tục tài trợ 100 triệu bảng Anh cho các dự án năng lượng tái tạo ở châu Phi. Ðược thành lập năm 2015 với nguồn tài chính ban đầu 48 triệu bảng từ Chính phủ Anh, chương trình này hiện đang hỗ trợ 18 dự án gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, thủy điện và địa nhiệt ở các nước Tanzania, Burundi, Nigeria và Kenya. Các khoản tài trợ của Anh sẽ hỗ trợ 40 chương trình năng lượng tái tạo mới ở khu vực nam Sahara trong 5 năm tới.

Luyện tập và vận dụng trang 90: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 24

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Bảng 24. Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019

Sản phẩm/Năm1990200020102019
Dầu mỏ (triệu tấn)3331360639844485
Điện thoại di động (triệu chiếc)11,2738,252908283

a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019.

b) Hãy phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới.

Trả lời:

a) Vẽ biểu đồ:


Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới 1990 - 2019.

b) Nhận xét

- Sản lượng dầu mỏ trên thế giới ngày càng tăng và tăng thêm 1154 triệu tấn.

- Số lượng điện thoại tăng lên rất nhanh và tăng thêm 8271,8 triệu chiếc, tức tăng thêm 73855,4%.

Câu 2. Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam:

- Sự phát triển của một ngành công nghiệp.

- Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,...).

Trả lời:

- HS tự sưu tầm tài liệu qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ: Ngành công nghiệp điện tử ở nước ta

Điện tử - điểm sáng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học…

Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành điện tử Việt Nam tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...).

Việt Nam đã vươn lên nhóm các nước xuất khẩu hàng điện tử chủ chốt, từ mức thứ 47 trong năm 2001 lên vị trí thứ 11 trong năm 2020. Đặc biệt, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2020 đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019. Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đã được xếp hạng thứ hai trên toàn thế giới, với giá trị là 51,18 tỷ USD trong năm 2020, giảm 0,4% so với năm 2019 do ảnh hưởng dịch bệnh. Xét theo chuỗi giá trị toàn cầu, thị trường được chia thành ba phần, gồm các hoạt động thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Việt Nam chủ yếu hội nhập ở phần trung nguồn với giá trị gia tăng thấp hơn, bao gồm các cụm lắp ráp nhỏ như màn hình và các bộ phận đặc biệt, và các sản phẩm hoàn chỉnh như điện tử tiêu dùng, truyền thông và máy tính. Các thị trường xuất khẩu sản phẩm điện tử hàng đầu trong năm 2019 là Trung Quốc, tiếp theo là Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia.

Việt Nam có thể tận dụng tối đa sự bùng nổ trên toàn cầu về nhu cầu máy tính, thiết bị điện tử khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Chỉ số sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trên 10%. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong quý 4 năm 2021 do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

- Kết thúc nội dung soạn địa lí 10 Cánh diều bài 24- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp. Chúc các em học tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM