Trang chủ

Soạn Địa 10 Cánh diều bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Xuất bản: 29/09/2022 - Tác giả:

Soạn Địa 10 Cánh diều bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới với hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 54 - 56 SGK Địa lí 10 Cánh diều đầy đủ và ngắn gọn.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Cánh diều bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Cánh diều bài 15

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 15 Cánh diều chi tiết:

I. Quy luật địa đới

Câu hỏi: Đọc thông tin và kiến thức đã học, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Khái niệm của quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Biểu hiện của quy luật địa đới: được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

  • Các vòng đai nóng nằm ở giữa hai đường đẳng nhiệt +20⁰C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30⁰B và ⁰N.
  • Các vòng đai ôn hòa nằm ở giữa hai đường đẳng nhiệt +20⁰C và đường đẳng nhiệt +10⁰C tháng nóng nhất của hai bán cầu.
  • Các vòng đai lạnh nằm ở giữa hai đường đẳng nhiệt +10⁰C và 0⁰C tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.
  • Các vòng đai băng tuyết vĩnh cữu nhiệt độ quanh năm đều dưới 0⁰C, bao quanh hai cực.

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất:

  • Phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực.
  • Lượng mưa có sự khác nhau giữa các vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực

+ Các đới khí hậu: hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, bề mặt đệm. Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo

+ Các nhóm đất và các kiểu tham thực vật chính: phân bố từ xích đạo về hai cực.

  • Sự phân bố các thảm thực vật phụ thuộc vào khí hậu: Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
  • Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật: Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.

- Ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới: giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

=> Ví dụ: Ở các nhóm đất, khí hậu khác nhau, con người có định hướng trồng các loại cây khác nhau thích hợp. Loại đất feralit vùng núi thấp thích hợp nhất là trồng các loại cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao như keo, cà phê, xoan, tai chua, luông

II. Quy luật phi địa đới

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Biểu hiện của quy luật

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô)

  • Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.
  • Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

+ Theo đai cao (quy luật đai cao)

  • Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.
  • Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

- Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Luyện tập và vận dụng trang 56: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 15

Câu 1. Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Tiêu chí/Quy luậtQuy luật địa đớiQuy luật phi địa đới
Khái niệm
Biểu hiện
Ý nghĩa thực tiễn

Trả lời:

Tiêu chí/Quy luậtQuy luật địa đớiQuy luật phi địa đới
Khái niệmLà quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.
Biểu hiện

Sự thay đổi cảnh quan và các thành phần tự nhiên theo vĩ độ

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

- Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất.

- Các đới khí hậu.

- Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính.

- Khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây.

- Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

Ý nghĩa thực tiễnHiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Câu 2. Chọn một thành phần tự nhiên (khí hậu hoặc sinh vật) để trình bày sự thay đổi theo quy luật đai cao.

Trả lời:

- HS tự tìm hiểu và lựa chọn 1 thành phần tự nhiên để trình bày.

Gợi ý:

Thành phần khí hậu thay đổi theo đai cao:

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6⁰C).

+ Càng lên cao độ ẩm và lượng mưa càng tăng, đến một giới hạn nào đó bắt đầu giảm.

-  Ví dụ: Sự thay đổi đất và thực vật theo độ cao ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi). Sự thay đổi trên là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m giảm 0,6⁰C) kéo theo đó là sự thay đổi về độ ẩm, ánh sáng,…

Độ cao (m)Vành đai thực vậtVành đai đất
0-500Rừng lá rộng cận nhiệtĐất đỏ cận nhiệt
500-1200Rừng hỗn hợpĐất nâu
1200-1600Rừng lá kimĐất pốt-dôn núi
1600-2000Đồng cỏ núi caoĐất đồng cỏ núi
2000-2800Địa y và cây bụiĐất sơ đẳng xen lẫn đá
Trên 2800Băng tuyếtBăng tuyết

Câu 3. Hãy lấy một số ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ, không khí của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Trả lời:

Ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ không khí của nước ta:

- Biểu hiện quy luật địa đới: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Biểu hiện quy luật phi địa đới: Thảm thực vật và đất ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn nước ta có sự thay đổi theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi.

- Kết thúc nội dung soạn địa lí 10 Cánh diều bài 15- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Cánh diều bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới. Chúc các em học tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM