Trang chủ

Soạn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 12/08/2024 - Tác giả:

Soạn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chân trời sáng tạo trang 69 - 74 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 CTST.

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Tóm tắt một truyện kể dân gian có sử dụng yếu tố kì ảo và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong tác phẩm.

Trả lời:

Tóm tắt truyện “Cây khế”

Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim. Chim lạ mới nói lại rằng: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em xuống lấy vàng và chỉ lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng. Thấy người em bỗng có nhiều vàng bạc nên người anh đã âm mưu sang đòi đổi nhà lấy cây khế, lại lần nữa người em đồng ý đổi với người anh mà không một lời phàn nàn. Cây khế lại sai quả, chim lạ lại đến ăn người anh cũng cố ý than thở với chim. Mấy hôm sau chim đến đón người anh đi đến hòn đảo vàng bạc, vốn bản tính tham lam nên người anh đã lấy rất là nhiều bỏ vào túi sáu gang mang theo. Trên đường về vì vàng bạc quá nhiều, chim bảo người anh vứt bớt nhưng người anh không chịu, chim đã quá mỏi cánh nên đã nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển. Thế là người anh tham lam ấy không còn trở về được nữa.

- Tác dụng của yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện “Cây khế”

+ Khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, cuốn hút người đọc.

+ Thể hiện quan niệm sống “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Dự đoán: Chuyện gì sẽ xảy ra khi Tử Văn đốt đền?

- Ngô Tử Văn đốt đền sẽ làm mất nơi trú ngụ của tên hồn ma tướng giặc

=> Cuộc chiến gay gắt giữa hồn ma và Tử Văn có thể diễn ra.

2. Liên hệ:  Cách đối xử của Tử Văn với “người đội mũ trụ” và “Ông già áo vải, mũ đen” có gì khác biệt?

-  Thái độ của Ngô Tử Văn với hồn ma tướng giặc:

+ Mặc kệ cứ ngồi ngất ngưỡng, tự nhiên.

+ Điềm tĩnh, không nhượng bộ cái ác, cái xấu, bày tỏ sự thách thức.

=> Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà.

- Thái độ của Ngô Tử Văn với Thổ thần:

+ Ngạc nhiên sao nhiều thần quá vậy.

+ Bức xúc cho thổ công, sao ngài không kiện.

+ Đề phòng: "Hắn thật là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?”

+ Quyết tâm bảo vệ lẽ phải.

3. Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về cõi âm và cuộc đối mặt giữa Tử Văn với “người đội mũ trụ” trước điện của Diêm Vương?

- Cõi âm là nơi có khí u ám, gió lạnh và có nhiều hồn ma phách lạc. Khung cảnh vô cùng đáng sợ, lạnh lẽo.

- Cuộc đối mặt giữa Tử Văn với “Người đội mũ trụ” trước điện của Diêm Vương:

Hồn ma Bách hộDiêm VươngTử Văn
Diễn biến

- Kiện Tử Văn ở âm phủ.

- Đổi giọng nhân nghĩa.

- Trách mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma.

- Nghi ngờ, cử người đến đền Tản Viên lấy chứng cứ.

- Không run sợ, kêu oan, kể lại sự việc bằng lời lẽ cứng cỏi.

- Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh.

Kết quảBị nhốt vào ngục Cửu UTrừng trị hồn ma tướng giặc và phong Tử Văn giữ chức vụ Phán sự đền Tản Viên.Được phong giữ chức phán sự đền Tản Viên.

4. Liên hệKết truyện này gợi cho bạn nhớ đến phần kết trong tác phẩm văn học dân gian nào?

- Gợi cho em nhớ đến phần kết của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

5. Suy luậnBạn có đồng ý với lời bình này hay không?

- Em đồng ý với lời bình trên. Vì hành động của Tử Văn đã thể hiện sự dũng cảm, dám đương đầu với cái ác và thể hiện được niềm tin của nhân dân “Chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà”.

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời, thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả.

Câu 1: Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.

Trả lời:

- Đề tài: đề cao chính nghĩa, dũng cảm cương trực nhất định chiến thắng gian tà.

- Tóm tắt chuỗi hành động diễn ra trong tác phẩm:

+ Tử Văn và hành động đốt đền

+ Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.

+ Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.

+ Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.

+ Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.

- Các sự kiện chính được diễn ra theo trình tự thời gian nên chúng có mối quan hệ logic với nhau, sự việc trước là tiền đề, nguyên nhân dẫn đến sự việc sau.

Câu 2: Phân tích tính cách của nhân vật Tử Văn và cho biết:

a. Tử Văn tiêu biểu cho những người thuộc tầng lớp nào trong xã hội đương thời?

b. Tính cách của Tử Văn đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm như thế nào?

Trả lời:

a. Tử Văn tiêu biểu cho những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội đương thời.

b. Tính cách của Tử Văn đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm rằng công lý nhất định sẽ thắng gian tà, cái thiện sẽ thắng cái ác.

Câu 3: Bình luận về một trong hai chi tiết sau:

a. Hình phạt mà Diêm Vương dùng để trừng trị tội lừa dối của “người đội mũ trụ";

b. Chức phán sự mà Tử Văn được Thổ Công tiến cử sau vụ kiện ở Minh Ti.

Trả lời:

a. Hình phạt mà Diêm Vương dùng để trừng trị tội lừa dối của “người đội mũ trụ” thể hiện sự công bằng luôn được tồn tại, người có tội nhất định phải bị trừng phạt. Củng cố niềm tin của nhân dân “Cái thiện thắng cái ác”.

b. Hình ảnh Ngô Tử Văn được Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền tản viên thể hiện đây là một phần thưởng vô cùng xứng đáng cho sự khảng khái, cương trực và dũng cảm của Tử Văn.  Tử Văn như một tấm gương để người sau noi theo, tiếp tục đấu tranh chống lại cái ác và bảo vệ công lý.

Câu 4: Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản.

Trả lời:

Kết thúc của câu chuyện này thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc: sự gặp gỡ giữa thiện và ác, gieo gió gặt bão. Hơn nữa, lời nhận xét cuối cùng của Nguyễn Du thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và lòng tôn trọng của ông đối với người anh hùng Ngô Tử Văn và tất cả những gì anh đã đóng góp cho sự nghiệp của chính nghĩa.

Câu 5: Xác định chủ đề của truyện

Trả lời:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện truyền kì? Qua tác phẩm, bạn có suy nghĩ gì về hiện thực đời sống xã hội đương thời và thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy?

Trả lời:

- Dấu hiệu: Văn bản thuộc thể loại văn xuôi tự sụ, xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo.

- Trong truyện, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại.

Câu 7: Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt trong cách sử dụng yếu tố kì ảo ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với một truyện cổ tích thần kì mà bạn từng đọc.

Trả lời:

Chuyện chức phán sự đền tản viênTấm Cám
GiốngCó thần linh, ma quỷ => Yếu tố kì ảoCó ông bụt=> Yếu tố kì ảo
KhácYếu tố kì ảo được tác giả sử dụng như một phương tiện nghệ thuật, qua đó hiện lên những điều vẫn đang tồn tại cần được quan tâm ở xác hội đương thờiYếu tố kì ảo được sử dụng nhằm thể hiện vào niềm tin bất diệt của nhân dân "Cái thiện thắng cái ác" "Gieo nhân nào gặp quả đó".

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM