Cùng Đọc tài liệu đi vào chi tiết nội dung Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ trang 82 SGK Ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức. (Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận).
Trước khi đọc văn bản: Soạn bài Yêu và đồng cảm
Câu hỏi: Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
- Theo em, sự đồng cảm trong cuộc sống là cùng chung cảm xúc với điều mình được nghe, được thấy về một vấn đề nào đó.
- Khi bày tỏ hoặc nhận lại sự đồng cảm của người khác, em cảm thấy được tôn trọng, được ai đó quan tâm, sẻ chia. Điều này khiến em thấy hạnh phúc.
Câu hỏi: Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, ...)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?
Trả lời:
- Mỗi một lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật, em sẽ có những cảm xúc khác nhau. Đôi lúc em thấy được hình bóng mình trong câu chuyện của người viết, có lúc em cảm thấy xót xa cho những mảnh đời bất hạnh, và đôi khi, em hạnh phúc trước những người tìm thấy cho mình sự yêu thương…
- Lí do em có được những cảm xúc như thế là em hòa mình vào câu chuyện để phần nào hiểu được nội dung mà người viết muốn truyền tải.
Đọc hiểu: Soạn bài Yêu và đồng cảm
Trả lời câu hỏi giữa bài trang 77 - 80 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức:
Câu hỏi: Tác giả mở đầu Yêu và đồng cảm bằng một câu chuyện gây ấn tượng gì?, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?
Trả lời:
Ấn tượng: gợi sự tò mò về câu chuyện và thấy được những lời nói đáng yêu của cậu bé khi thấy những đồ vật đặt không đúng chuẩn mẫu.
Câu hỏi: Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
Trả lời:
Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú, bên cạnh sự chăm chỉ khi toàn dọn dép hộ chú trong câu chuyện.
Câu hỏi: Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
Trả lời:
Thể hiện: cùng một gốc cây, nhưng mỗi người lại nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau:
- Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó.
- Bác làm vườn thấy được sức sống của nó.
- Chú thợ mộc thấy được chất liệu của nó.
- Anh họa sĩ thấy được dáng vẻ của nó.
Câu hỏi: Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?
Trả lời:
Đúng, bởi vì: khi đồng cảm, người nghệ sĩ mới đặt lòng mình vào biểu cảm của người khác để khắc họa chân dung một cách chân thực, rõ nét. Từ đó, mới tạo được tác phẩm có hồn, lay động đến trái tim độc giả.
Câu hỏi: Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Biểu hiện:
- Lòng đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi.
- Vạn vật trên đời đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc.
- Vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.
Câu hỏi: Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
Trả lời:
Người sáng tạo nghệ thuật học được:
- Trẻ em hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên.
- Để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.
Trả lời câu hỏi: Soạn bài Yêu và đồng cảm
Câu 1: Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
Trả lời:
- Những đoạn, những câu nói:
+ Đoạn 1: Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc…Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.
+ Đoạn 3: Họa sĩ đưa tấm lòng mình vẽ trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc họa ăn mày.
+ Đoạn 5: Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé…Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
+ Đoạn 6: Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người!... chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy.
- Vì: người viết ngưỡng mộ sự đồng cảm của các trẻ nhỏ bởi sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thuần túy.
Câu 2: Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng họa sĩ, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?
Trả lời:
Những từ ngữ: trẻ em, tuổi thơ, đồng cảm, chân – thiện – mĩ, tấm lòng.
Câu 3: Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Trả lời:
Nội dung trọng tâm:
- Đoạn 1: tác giả được một chú bé giúp đỡ dọn dẹp đồ đạc.
- Đoạn 2: góc nhìn của anh họa sĩ với sự vật.
- Đoạn 3: đồng cảm – phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ.
- Đoạn 4: sự đồng cảm của nghệ sĩ tới vạn vật.
- Đoạn 5: sự đồng cảm của trẻ em về cuộc sống.
- Đoạn 6: sức mạnh của tuổi thơ.
Chi tiết xem thêm tại: Nội dung trọng tâm từng phần được đánh số trong Yêu và đồng cảm
Đánh giá: đoạn sau là sự liền mạch câu chuyện của đoạn trước. Tất cả đều hướng tới việc giúp người đọc và cả người sáng tạo nghệ thuật hiểu được giá trị của sự đồng cảm. Bài viết trở nên có logic, mạch văn trôi chảy.
Câu 4: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?
Trả lời:
Những lí lẽ, bằng chứng:
- Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.
- Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện… chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.
- Chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn không thể trở thành họa sĩ thực thụ được.
- Nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.
- Cảnh giới ta và vật một thể.
- Để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.
- Con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm… Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ.
- Đặt tình cảm vào.
Câu 5: Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?
Trả lời:
- Những điểm tương đồng:
+ Đều có lòng đồng cảm không chỉ cùng đồng loại mà trải khắp ở mọi nơi.
+ Đều có tâm hồn, cái nhìn về thế giới được lí tưởng hóa.
- Cơ sở:
+ Trẻ em luôn hồn nhiên, trong sáng, thuần túy, suy nghĩ đơn giản, cảm nhận vạn vật bằng cảm xúc thật của mình.
+ Trẻ em có sự đồng cảm lớn.
Câu 6: Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
Ảnh hưởng:
- Sức hấp dẫn sẽ giảm đi, người đọc khó có thể hình dung được điều mà tác giả muốn nói tới ở đây là chủ đề nào.
- Mạch văn không có sự liên kết, tạo ra sự cụt lủn, gây khó khăn trong việc tiếp cận văn bản của người đọc.
Câu 7: Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
Trả lời:
Lí do:
- Dưới con mắt của trẻ thơ, chúng nhìn cuộc đời một cách hồn nhiên, cuộc sống với chúng chỉ có màu hồng, sự bình yên và hạnh phúc. Bởi trẻ em như tờ giấy trắng.
- Cuộc sống sẽ đơn giản, tươi đẹp hơn, không có sự vướng bận về thế giới với những nỗi lo toan, mệt mỏi.
Kết nối đọc viết: Soạn bài Yêu và đồng cảm
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.
Gợi ý:
Dẫn dắt vào đoạn văn: Đưa ra được chủ đề: "Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới".
Vì:
- Sự đồng cảm khiến con người và vạn vật xích lại gần nhau hơn, tạo nên một vòng tay yêu thương rộng lớn.
- Khi có sự đồng cảm, đời sống tình cảm chúng ta phong phú, một xã hội sẽ rất phát triển.
- Dẫn chứng:
+ Chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi, các cụ già cơ nhỡ bán vé số kiếm sống, lòng chúng ta gợn lên nỗi xót xa, sự quặn lòng đau đớn.
+ Xem bộ phim tình cảm, chúng ta khóc lóc về sự chia li, âm dương cách biết. Khi thấy màn cầu hôn, tiếng đứa con hét lên đỗ đại học, chúng ta rực lên niềm hạnh phúc.
+ Hay khi nghe kể những câu chuyện về người phụ nữ xưa, chúng ta căm phẫn về một chế độ bất bình đẳng…
Xem thêm các đoạn văn mẫu: Đoạn văn về chủ đề: Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
-/-
Trên đây là gợi ý Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -