Trang chủ

Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh Diều

Xuất bản: 22/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều ngắn gọn và chi tiết. Gợi ý trả lời đầy đủ câu hỏi SGK giúp các em soạn văn 10 Xúy Vân giả dại trước khi tới lớp.

Đoạn trích Xúy Vân giả dại được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của vở chèo cổ "Kim Nham" - vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Để giúp các em hiểu rõ hơn về đoạn trích này, Đọc tài liệu đã biên soạn và tổng hợp tài liệu liên quan và gợi ý trả lời câu hỏi chuẩn bị, đọc hiểu và phần câu hỏi cuối bài. Cùng xem hướng dẫn soạn bài Xúy Vân giả dại - Cánh Diều ngắn gọn và chi tiết dưới đây:

Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh Diều ngắn gọn

Chuẩn bị

- Sự việc: Thúy Vân giả dại từ giả điên mà trở thành điên thật.

- Diễn biến: Học trò nghèo Kim Nham được huyện Tề gả con gái Xúy Vân. Trong khi chờ đợi chồng, Xúy Vân bị gã nhà giàu Trần Phương xui giả dại để bỏ chồng. Thế nhưng, khi nàng giả điên, người chồng Kim Nham tìm mọi cách chữa trị, cuối cùng đành trả lại tự do cho Xúy Vân. Lúc này Trần Phương lộ rõ bộ mặt Sở Khanh. Sau khi Kim Nham thành tài, thấy vợ cũ Xúy Vân điên dại đi ăn xin, anh sai người mang nắm cơm và nén bạc. Xúy Vân lúc này nhận ra, vì quá xấu hổ và đau đớn nên đã nhảy xuống sông tự vẫn.

- Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân, nhân vật được thể hiện qua hình ảnh, ngôn ngữ của người đang giả điên dại.

- Chỉ dẫn: nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, hát điệu con gà rừng, tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rổi cười và hát điệu sa lệch…; hát sắp, nói, hát ngược, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại.

- Hình ảnh: nhiều hình ảnh sinh động, mang nhiều ẩn ý.

- Từ ngữ: quen thuộc, dễ hiểu.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp, ẩn dụ.

- Hình dung: cô đơn, đau khổ, thất vọng trước cuộc sống hôn nhân.

- Ấn tượng: Xúy Vân là cô gái xinh đẹp, đặt ra suy nghĩ vì lí do gì mà Xúy Vân lại tự mình giả điên.

Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh Diều phần Đọc hiểu

Câu 1.

- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Hình dung: Xúy Vân đau khổ và thất vọng trước cuộc sống hôn nhân không như mình mong đợi. Cô chờ đợi chồng dùi mài kinh sử, trong căn phòng trống rỗng, chỉ một mình khiến cô cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Có gia đình nhưng không khiến cô hạnh phúc.

Câu 2.

Từ ngữ giàu hình ảnh, mang nhiều ẩn ý, trong lời nói nửa điên nửa thực.

Câu 3.

Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.

Câu 4.

Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước, tâm trạng của Xúy Vân:

- Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công / Đắng ca chẳng có chịu được, ức!

- Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu.

- Chờ co bông chín lúa vàng, / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm/

- Ức bởi xuân huyên.

Câu 5.

Xúy Vân là cô gái lao động, khéo léo, quan sát tỉ mí. Những điệu múa điêu luyện, gợi cảm xúc. Lời hát mang nhiều tâm tư phản ánh số phận trớ trêu của nàng.

Câu 6.

- Than về người tình.Cô nhớ nhung mối tình xưa với Kim Nham không thể ngủ được.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

Câu 7.

- Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân được thể hiện rõ nhất trong ở đoạn cuối văn bản: “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông … Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!”

Câu hỏi cuối bài

Trả lời ngắn gọn câu hỏi trang 68 SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 1

Câu 1.

- Lối nói: nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu.

- Làn điệu: hát quá giang, hát điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược.

- Vũ điệu: múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.

- Chỉ dẫn sân khấu: đế, nói, vào, vừa đi vừa cười điên dại.

Câu 2.

a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân.

- Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười. / Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

- Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi. / Tuy dại dột, tài cao vô gái, / Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ, / Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân. / Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương, / Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

- Chờ cho bông lúa chín vàng / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

- Con gà rừng, con gà rừng lẫn với con công, / Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

- Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu, / Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Câu 3.

Tâm trạng: xấu hổ, hối hận trước những việc mù quáng mà bản thân làm. Trong lời, thi thoảng bộc lộ sự bẽ bàng.

Câu 4.

Nghệ thuật chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích làm cụ thể hóa hành động, suy nghĩ của nhân vật để người đọc, người xem khám phá được chiều sâu nhân vật. Qua đó giúp nhân vật bộc lộ trực tiếp được cảm xúc, dễ dàng thể hiện vai diễn để thấy được sự thay đổi tâm lí.

Câu 5.

Nhân vật Xúy Vân theo em là nhân vật đáng thương. Bởi vì, Xúy Vân khao khát được hạnh phúc, yêu thương mà Kim Nham lại xa nhà lâu, nên Xúy Vân mới bị những lời dỗ ngọt của Trần Phương dẫn tới giả điên để bỏ chồng rồi thành điên thật

Câu 6.

Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: tìm hiểu kĩ Trần Phương trước khi muốn chấm dứt hôn nhân với Kim Nham. Tìm tới Kim Nham để nói rõ sự tình chứ không cần giả điên.

Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh Diều chi tiết

Chuẩn bị bài Soạn Xúy Vân giả dại sách Cánh Diều

-  Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

+ Sự việc: Thúy Vân giả dại từ giả điên mà trở thành điên thật.

+ Diễn biến: Kim Nham - một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, đựơc huyện Tể gả con gái là Xúy Vân, một cô gái nết na, thùy mị. Trong khi chờ đợi chồng “dùi mài kinh sử” xa nhà, Xúy Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình tán tỉnh và xui nàng giả dại để thoát khỏi Kim Nhan. Xhúy Vân giả điên, Kim Nham hết lòng chạy chữa không được đành trả tự do cho nàng. Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ và điên thật. Kim Nham thành đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham bỏ nén bạc và nắm cơm sai người đem cho, Xúy Vân nhận ra và xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.

- Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng,... như thế nào?

+ Nhân vật chính: Xúy Vân.

+ Chi tiết:

Con gái của viên huyện Tề.

Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.

Buồn bã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.

Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.

Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.

Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

- Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ ... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cạnh, hành động, tâm trạng,... của nhân vật ra sao?

+ Chỉ dẫn: nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, hát điệu con gà rừng, tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rổi cười và hát điệu sa lệch…; hát sắp, nói, hát ngược, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại.

+ Hình ảnh: nhiều hình ảnh sinh động, mang nhiều ẩn ý.

+ Từ ngữ: quen thuộc, dễ hiểu.

+ Biện pháp tu từ: so sánh, điệp, ẩn dụ.

+ Hình dung: cô đơn, đau khổ, thất vọng trước cuộc sống hôn nhân.

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu như thế nào về nhân vật Xuý Vân?

+ Ấn tượng: Xúy Vân là cô gái xinh đẹp nết na nhưng lại đi giả dại

Soạn bài Xúy Vân giả dại chi tiết phần Đọc hiểu

Câu 1. Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động cảm xúc, tâm trạng của Xuý Vân.

Trả lời chi tiết: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung...

Câu 2. Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xuý Vân ở đoạn này có gì độc đáo

Câu 3. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân?

Câu 4. Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xuý Vân

Câu 5. Hình dung điệu múa, lời hát của Xuý Vân trên sân khấu

Câu 6. Xuý Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp

Câu 7. Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xuý Vân

Soạn bài Xúy Vân giả dại chi tiết Câu hỏi cuối bài

Câu 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại"?

Chi tiết các gợi ý trả lời Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào

Câu 2: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xuý Vân,

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

Câu 3: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

Chi tiết các gợi ý trả lời Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò

Câu 4: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

Chi tiết hướng dẫn Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản Xúy Vân giả dại

Câu 5: Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Câu 6: Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

Chi tiết các gợi ý trả lời Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại thì nàng có thể chọn cách giải quyết nào.

Tổng kết nội dung Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh Diều

1. Tóm tắt đoạn trích Xúy Vân giả dại

Xúy Vân bước ra sân khấu với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng. Màn kịch kết thúc trong tiếng cười điên dại, bất ổn, trớ trêu trong tâm trạng của Xúy Vân.

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến “ai biết là ai?”: Màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả

- Phần 2: Tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: Tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.

- Phần 3: Còn lại: Nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân

3. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.

- Từ hoàn cảnh của Xúy Vân, giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.

- Thể hiện những quan niệm về gia đình, đạo vợ chồng.

- Bộc lộ niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.

4. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.

- Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...

- Giàu tính bi kịch.

-/-

Trên đây là nội dung hướng dẫn Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh Diều đầy đủ, chi tiết cho các em tham khảo, giúp các em soạn văn 10 Cánh diều tốt hơn mỗi ngày.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM