Trang chủ

Soạn bài Viết thư trao đổi công việc Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 19/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Viết thư trao đổi công việc Chân trời sáng tạo trang 152 - 156 ngắn nhất được biên soạn giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn trước khi học.

Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài: Thư trao đỏi công việc là kiểu văn bản thư tín của cá nhân hay tổ chức, dùng để trao đổi thông tin mà hai bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc nhằm đạt được kết quả mong đợi.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Thư tín có rất nhiều loại, tùy vào mục đích giao dịch, tùy vào mối quan hệ hai bên mà hình thức và nội dung có thể khác nhau, tuy nhiên vẫn đáp ứng những hình thức của một bức thư.

- Nội dung: Trao đổi công việc về nội dung cụ thể (Lợi ích của công việc, yêu cầu thực hiện, cách thức thực hiện…); thông tin trao đổi: đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục.

- Hình thức: Dung lượng văn bản cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc; ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo nên sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau.

- Bố cục: 3 phần:

+ Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhân thư, lời chào mở đầu.

Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/kết quả mong đợi, đề xuất phương án giải quyết…

Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư…

Phân tích bài viết tham khảo

Ngữ liệu 1:

Câu 1: Ngữ liệu tham khảo 1 được viết dưới hình thức thư tay hay thư điện tử? Căn cứ vào đâu bạn xác định được như vậy?

Trả lời:

- Được viết dưới dạng thư điện tử vì có địa chỉ gmail người gửi và người nhận.

Câu 2: Xác định người viết và người nhận thư. Trong thư người viết đã lựa chọn ngôn ngữ như thế nào để phù hợp với người nhận thư?

Trả lời:

- Người viết thư: bí thư cho đoàn 12a1

- Người nhận thư: GVCN 12a1

- Ngôn ngữ: trang trọng, nhã nhặn

Câu 3: Mục đích của bức thư này là gì? Trong thư, người viết đã trao đổi những công việc nào?

Trả lời:

Mục đích: trao đổi về việc tham gia hội thao trường

Người viết đã trao đổi những công việc:

- Các môn tham gia

- Kế hoạch tập luyện

- Hỗ trợ các cá nhân và đội dự thi

Câu 4: Ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc chưa? Vì sao?

Trả lời:

Đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục của kiểu bài thư trao đổi công việc, đầy đủ 3 phần: mở đầu, nội dung, kết thúc.

Ngữ liệu 2

Câu 1: Văn bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục và nội dung của kiểu bài viết Thư trao đổi công việc như thế nào?

Trả lời:

- Đầy đủ bố cục 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc

Câu 2: Xác định người viết thư và nhận thư, từ đó nhận xét về ngôn ngữ và hình thức văn bản.

Trả lời:

- Người viết thư: Nguyễn Hiến Lê

- Người nhận thư: thi sĩ Quách Tấn

- Ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau

- Hình thức: Đầy đủ 3 phẩn: mở đầu, nội dung, kết thúc.

Câu 3: Nội dung phần Tái bút là gì? Tại sao tác giả không để nội dung này trong phần chính của bức thư?

Trả lời:

Nội dung phần tái bút tác giả muốn hỏi thêm thông tin bên ngoài nội dung chính của bức thư. Tái bút là những gì được viết ở cuối bức thư sau khi người viết đã hoàn thành nội dung thư.

Câu 4: Sau khi đọc xong ngữ liệu 1 và 2, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết Thư trao đổi công việc?

Trả lời:

- Hình thức: cần đầy đủ 3 phần: mở đầu, nội dung, kết thúc

- Ngôn ngữ trang trọng, lịch thiệp, không sử dụng ngôn ngữ thân mật.

- Tùy vào đối tượng trao đổi nên lựa chọn nội dung phù hợp, thuyết phục.

Thực hành viết theo quy trình

Đề bài: Giả sử bạn là chủ nhiệm câu lạc bộ văn học, hãy viết một lá thư (thư tay hoặc thư điện tử) trao đổi với cộng tác viên câu lạc bộ về việc thực hiện tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Cần trả lời được 1 số câu hỏi sau:

- Thư viết để trao đổi công việc gì? Nhằm mục đích gì?

- Người nhận thư là ai? Họ trông chờ nhận được điều gì từ bức thư của bạn?

- Cần xác định được nội dung công việc và tìm kiếm những thông tin liên quan.

Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý

Cần trả lời được 1 số câu hỏi sau:

- Những vấn đề cần trao đổi về việc thực hiện tập san nhân ngày Nhà giáo Việt Nam là gì?

- Nêu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện

- Những việc nào cần làm khi thực hiện? phân công ra sao?

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý đã lập hoàn thiện thành bài viết hoàn chỉnh. Đảm bảo bố cục rõ ràng, đầy đủ, thông tin chính xác.

Bước 4. Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết bài xong rà soát lại lỗi về chính tả, lập luận, sau đó chỉnh sửa bài lần cuối.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM