Trang chủ

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa sách Cánh Diều

Xuất bản: 01/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa với hướng dẫn trả lời chi tiết câu hỏi theo trình tự bài học giúp các em dễ dàng nắm được bài và soạn văn 7 tại nhà.

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Cánh Diều

Hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi trong ba phần bài đọc hiểu: Chuẩn bị; trong khi đọc hiểu; và câu hỏi cuối bài trang 87-90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều.

1. Chuẩn bị

- Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”.

- Vận dụng hiểu biết của em về bài thơ Tiếng gà trưa (bài 2) để hiểu thêm về văn bản nghị luận này.

Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Tiếng gà trưa

- Xuân Quỳnh (6/10/1942 – 29/8/1988) tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam.

- Bài thơ này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).

2. Đọc hiểu - Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 1 trang 88 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Yếu tố hình thức nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Trả lời:

Yếu tố hình thức của khổ thơ được tác giả chú ý là tiếng gà trưa "Cục... cục tác cục ta"

Câu 2 trang 88 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác.

Câu 3 trang 88 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Chú ý tác dụng của các yếu tố nghệ thuật

Câu 4 trang 89 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Cứ hằng năm, / hằng năm

Khi / gió mùa đông tới

Bà lo / đàn gà toi

Mong trời / đừng sương muối

Để cuối năm / bán gà

Cháu được / quần áo mới

Trả lời:

Sáu dòng thơ đều gồm 5 tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau.

Câu 5 trang 89 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất.

3. Câu hỏi cuối bài Soạn Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời:

Xem chi tiết Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là gì?

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự tuần tự từ khổ đầu tới khổ cuối.

- Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật vẻ đẹp về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 3 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời:

Xem chi tiết Ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 4 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Trả lời:

Chi tiết ví dụ cho thấy trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật

Câu 5 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là tác giả phân tích vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ này.

- Các phần trong văn bản lần lượt đưa ra các lí lẽ, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm đó, thực hiện mục đích nghị luận đó.

Câu 6 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2.

Trả lời:

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc của bài thơ "Tiếng gà trưa"

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem thêm các tài liệu liên quan dưới đây để nắm rõ hơn đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa:

-/-

Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hy vọng sẽ giúp các em học tốt Văn 7!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM