Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!
Bài học gồm 3 nội dung chính như sau:
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Theo em, thế nào là keo kiệt?
Trả lời:
Keo kiệt là hà tiện đến mức khắt khe quá quắt, chỉ biết giữ tiền của.
Hoặc từ "keo kiệt" dùng để miêu tả một người cực kỳ tiết kiệm và tiêu tiền rất ít hoặc không dùng tiền một cách cẩn thận. Người "keo kiệt" có xu hướng rất cẩn trọng và hạn chế việc chi tiêu cho các mục đích không cần thiết và thường ưu tiên tiết kiệm tiền hơn là tiêu xài nó.
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?
- Câu trả lời này thể hiện tính bủn xỉn ki bo của chủ nhà.
2. Suy luận: Vì sao lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc?
- Vì ông không lo cho chiếc chân bị chảy máu của mình mà thấy may vì không đi giày nếu không sẽ bị rách giày.
Suy ngẫm và phản hồi: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày
Nội dung chính của 2 văn bản này: Nói về sự hà tiện bủn xỉn của người chủ nhà và ông hà tiện. Phản ánh những người có tính keo kiệt, bủn xỉn quá mức.
Câu 1: Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?
Trả lời:
Đề tài của hai truyện trên là truyện cười. Theo em, nhan đề Vắt cổ chảy ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi chuyện. Vì nó đã bao hàm sự kiện chính của câu chuyện
Câu 2: Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?
Trả lời:
Bối cảnh của hai truyện không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, bối cảnh được miêu tả gần gũi, thân thuộc.
Câu 3: Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?
Trả lời:
Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội: keo kiệt của truyện cười.
Câu 4: Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày (làm vào vở):
Thủ pháp | Điểm giống nhau | Điểm khác nhau | |
Vắt cổ chảy ra nước | May không đi giày | ||
1. Tạo các tình huống trào phúng | |||
2. Sử dụng các biện pháp tu từ |
Trả lời:
Thủ pháp | Điểm giống nhau | Điểm khác nhau | |
Vắt cổ chảy ra nước | May không đi giày | ||
1. Tạo các tình huống trào phúng | Đề tạo ra tình huống gây vười từ sự keo kiệt, bủn xỉn | Sự keo kiệt đối với người khác | Sự keo kiệt đối với bản thân |
2. Sử dụng các biện pháp tu từ | Lối nói chơi chữ | Lối nói chơi chữ đến từ người khác | Lối nói chơi chữ từ bản thân người gây cười |
Câu 5: Câu nói: “Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “... may là vì tôi không đi giày! Chở mà đi giảy thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện hay không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện?
Trả lời:
Câu nói "Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!" của nhân vật "người đầy tớ" trong truyện Vắt cổ chảy ra nước và câu nói:" ... may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!" của nhân vật " ông hà tiện" trong truyện May không đi giày có vai trò tạo tình huống trào phúng, gây cười và thể hiện rõ nét chủ đề trong thể hiện chủ đề của chuyện.
Câu 6: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.
Trả lời:
Tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích: Tạo tiếng cười, mua vui, giải trí lành mạnh, vui vẻ, đặc biệt là để phê phán, châm biếm các thói hư tật xấu của con người.
Cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này: Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đồng thời thể hiện sự thâm thúy của ông cha khi định hướng, thay đổi con người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay.
Câu 7: Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.
Trả lời:
Một mẫu đoạn văn tham khảo:
Keo kiệt và tiết kiệm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mặc dù đôi khi chúng được dùng một cách đồng nghĩa. Keo kiệt thường được hiểu là việc tiết kiệm quá mức hoặc không cần thiết, trong khi tiết kiệm đề cập đến việc sử dụng tài nguyên một cách thông minh, hiệu quả và mang ý nghĩa. Khi một người được gọi là keo kiệt, họ có xu hướng giữ tiền và không muốn chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra cảm giác buồn tẻ và cô đơn, vì họ thường từ chối các hoạt động giải trí và không muốn tương tác với người khác. Trái lại, tiết kiệm giúp người ta sử dụng tiền bạc, thời gian và tài nguyên một cách thông minh để đạt được mục tiêu cuộc sống của mình. Người tiết kiệm tìm cách sử dụng tiền một cách hiệu quả, để có thể đầu tư vào bản thân, gia đình và tương lai. Thay vì cắt giảm hoàn toàn, họ chọn sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan, hướng đến việc đạt được những điều quan trọng và ý nghĩa trong cuộc sống.
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!
Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 đang đợi các em khám phá đấy!