Trang chủ

Soạn bài Tự tình bài 2 lớp 10 Cánh diều

Xuất bản: 15/08/2022 - Cập nhật: 16/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Tự tình bài 2 lớp 10 Cánh diều từ ngắn gọn tới chi tiết với đầy đủ các nội dung: kiến thức về tác giả tác phẩm, gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài

Mục lục nội dung

Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn lại các nội dung liên quan tới bài thơ Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương nằm trong Bài 2 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Với nhiều cách trình bày khác nhau cho các câu hỏi trong bài, các em sẽ có góc nhìn đa dạng hơn về bài thơ này.


Soạn bài Tự tình bài 2 lớp 10 Cánh diều Ngắn nhất

Chuẩn bị

Tự tình (bài 2) nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ nói chung, Hồ Xuân Hương nói riêng. Nữ sĩ đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống, tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ, hình ảnh hết sức độc đáo, táo bạo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là "Bà chúa thơ Nôm". Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh và tổ chức kỉ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sĩ - Danh nhân văn hóa Hồ Xuân Hương.

Đọc hiểu

* Trả lời câu trong bài

- Gieo vần “on”

- Động từ: xiên ngang, đâm toạc, san sẻ

- Tính từ: trơ, khuyết chưa tròn, ngán,

- Mức độ: tí con con

- Thời gian: đêm khuya

- Không gian: nước non

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1.

- Bố cục

+ 2 câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ

+ 2 câu thực: Nỗi niềm bẽ bàng, chua xót về thân phận

+ 2 câu luận: Nỗi phẫn uất, không cam chịu

+ 2 câu kết: Nỗi ngậm ngùi, xót xa

- Tác phẩm là lời tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương về số phận và khát vọng của người phụ nữ.

- Nhan đề Tự tình: “tự tình” là tự mình bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của bản thân, không phải vay mượn bất kì sự vật, cảnh vật nào để bày tỏ. Nhà thơ giãy bày với lòng mình về nỗi trái ngang, bẽ bàng của người phụ nữ trước thực tại xã hội. Tiếng nói của bài thơ không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là nỗi niềm đau đáu của biết bao người phụ nữ thời bấy giờ, vừa là lời đồng cảm thương xót số phận bất hạnh kiếp hồng nhan, vừa là tiếng nói lên án tố cáo xã hội cũ bất công, chà đạp lên quyền sống của con người.

Câu 2.

- Câu 1: Thời gian: Đêm khuya đối với những người có thân phận lẽ mọn, quá lứa lỡ, thường gợi những trăn trở, thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải. Cùng với âm thanh của tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, nỗi cô đơn trống trải càng nhân lên, gợ không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp. Tiếng trống canh dồn gợ lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bới của tâm trạng.

- Câu 2: Trơ là trơ trọi, lẻ loi, là tủi hổ, bẽ bàng, hồng nhan mà cứ phải trơ ra -> Nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận.

- Câu 3: Mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn, nhưng nỗi sầu ấy quá lớn không thể nào có thể hóa giải được. Chữ “lại” thể hiện sự luẩn quẩn giữa tình và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc.

- Câu 4: Hình ảnh tả thực: Vầng trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, ẩn dụ cho tuổi thanh xuân đã trôi qua, cuộc đờ sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn, viên mãn.

Câu 3.

- Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá: rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên; mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc cả chân mây. Qua đó, ta thấy rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người.

- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình => khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời khẳng định bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương

Câu 4.

+ “ngán”: tâm trạng ngậm ngùi, chán nản, tuyệt vọng, không còn quan tâm đến cuộc đời.

+ Từ “xuân” (xuân đi) chỉ tuổi trẻ con người đang dần trôi qua.

+ Từ “xuân” (xuân lại lại) chỉ sự tuần hoàn, lặp lại của mùa xuân đất trời

=> Người phụ nữ đau xót khi tuổi xuân của mình một đi không trở lại nhưng mùa xuân thiên nhiên vẫn cứ tuần hoàn.

+ “Mảnh tình”: duyên phận mỏng manh, ít ỏi, chóng tàn

+ “san sẻ”: tình duyên vốn không trọn vẹn lại phải chia cắt, san sẻ

+ “tí con con”: những gì còn lại

=> Thủ pháp tăng tiến giảm dần: nhấn mạnh thân phận đáng thương, tội nghiệp của người phụ nữ. Tình duyên của họ đã lận đận, vất vả, mỏng manh lại phải san sẻ với người khác để rồi chỉ còn lại tí con con cho bản thân.

Câu 5.

Bài thơ “Tự tình” bộc bạch những bất công mà người phụ nữ phải trải qua trong xã hội phong kiến, đồng thời cũng chính là tiếng nói đòi hạnh phúc, đòi tự do, giải phóng con người thời bấy giờ.

Ngày nay, những điều mà Hồ Xuân Hương gửi gắm vẫn còn giá trị vô cùng sâu sắc. Ở bất kì thời đại nào, con người đều có quyền được bình đẳng, được làm chủ cuộc đời và được hạnh phúc.

Câu 6.

Bài thơ Tự tình (bài 2) của tác giả Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng bạn đọc niềm cảm thông, thương xót trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa - cái xã hội mà người đàn ông làm chủ, người phụ nữ không có tiếng nói. Người phụ nữ dù đẹp hay tài giỏi đến mấy nhưng vẫn bị rẻ rúng, coi thường, một mình trải qua bao khó khăn, hứng chịu bao đắng cay tủi cực. Thế nhưng, chúng ta cũng thật trân trọng, ngưỡng mộ trước tinh thần phản kháng, khao khát hạnh phúc mà nữ sĩ hồ Xuân Hương đã gửi gắm qua “Tự tình”. Thông điệp mà nữ sĩ muốn gửi gắm trong bài thơ: Người phụ nữ dù nhỏ bé, dù mềm yếu, không có tiếng nói nhưng không muốn chấp nhận một cuộc đời mãi bị chà đạp. Cho đến nay, tiếng nói ấy vẫn còn mãi những giá trị tinh thần to lớn đối với xã hội.

Soạn bài Tự tình bài 2 lớp 10 Cánh diều Chi tiết

Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Tự tình (bài 2) và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Đọc hiểu

Trả lời câu hỏi trong bài

Chú ý cách gieo vần; dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ, tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.

Trả lời

Cách gieo vần: vần cách.

Động từ: xiên ngang, đâm toạc, đá, san sẻ.

Tính từ: văng vắng, rêu từng đám, tí con con.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Câu 2: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?

Câu 5: Theo em, bài thơ Tự tình nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn ý nghĩa như thế nào với ngày nay?

Câu 6: Bài thơ Tự tình 2 để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó.

Các em bấm vào phần link trong câu hỏi để xem các trả lời câu hỏi chi tiết nhất.

Tổng kết

* Tác giả

- Hồ Xuân Hương (1772-1822).

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

- Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

- Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

* Tác phẩm Tự tình bài 2

Nội dung chính

Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương bộc lộ kiếp số hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ, đồng thời gửi gắm khát vọng tình yêu, khát vọng được làm chủ cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.

Bố cục

- Cách 1

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

- Cách 2

+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

Giá trị nội dung

- Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,...

Xem thêm:

-/-

Trên đây là nội dung soạn bài Tự tình (bài 2) lớp 10 Cánh diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng tài liệu giúp các em soạn văn 10 Cánh diều tốt hơn mỗi ngày.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM