Trang chủ

Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về ...

Xuất bản: 06/09/2024 - Tác giả:

Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi trang 95 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức.

Trước khi đọc

Câu hỏi: Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

Trả lời:

- Em đã từng đọc câu chuyện Sọ Dừa. Nhân vật chính là Sọ Dừa có ngoại hình rất khác lạ người tròn như một trái dừa không có chân không có tay, chú bé chỉ lăn khắp nhà.

- Điều em ấn tượng đó là tuy có ngoại hình khác thường nhưng chú bé rất thông minh, hiền lành chăm chỉ, biết giúp đỡ bố mẹ

Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Cách giải thích của tác giả bài nghị luận về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận.

Trả lời:

- Tác giả giải thích về nhan đề của tác phẩm văn học được bàn luận bằng cách giải thích ý nghĩa sâu xa của chữ “quỷ”: Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ở đây để chỉ sự kì dị trong nhân dạng.

2. Theo dõi: Những lí lẽ và bằng chứng tác giả sử dụng để phân tích thái độ của các nhân vật trong truyện đối với Quỳnh.

Trả lời:

- Lí lẽ: Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm.

=> Bằng chứng: Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thỏa mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.

- Lí lẽ: Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông.

=> Bằng chứng: Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.

- Lí lẽ: Với Quỳnh, Nga sợ.

=> Bằng chứng: Và khi, một cách tình cờ, biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ: “Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cãi mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình”.

3. Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người.

Trả lời:

- Nhân dạng hóa ra không phải là bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định của một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan để thực hiện chức năng sinh học ma còn được nhào trộn và định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng.

- Không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng đều được phna loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn, đều là những tạo tác mang tính văn hóa.

4. Theo dõi: Lí giải của tác giả về cách ứng xử và phản ứng của chúng ta trước một chân dung khác lạ.

Trả lời:

- Lí giải của tác giả: Trong bất kì một xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng hàm ẩn trong nó sự bãi trừ, gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn đã được định ra.

5. Chú ý: Quan điểm của tác giả về phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

- Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về những tồn tại khác.

- Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

- Phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

6. Chú ý: Quan điểm của tác giả về nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi.

Trả lời:

- Những nhân vật trong tác phẩm văn học thiếu nhi không nên là một kiểu nhân vật hoàn hảo. Các nhân vật nên mang một phần hiện thực, điều đó mới giúp người đọc tự điều chỉnh lại cách ứng xử của mình với những điều được coi là “lệch chuẩn”.

7. Suy luận: Vì sao tác giả bài nghị luận cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Trả lời:

- Tác giả cho rằng cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc vì: người lớn đã trải qua một khoảng thời gian thơ ấu, trải nghiệm nhiều biến cố, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, tình người và giá trị của con người. Từ góc nhìn của người lớn, tác giả sẽ lụm nhặt được cả những điều đẹp đẽ và xấu xí, giúp trẻ em có cái nhìn đa chiều hơn về con người.

Sau khi đọc

* Nội dung chính của đoạn trích: Văn bản nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1: Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người.

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về vấn đề: Thông điệp sâu sắc kèm những gợi mở nhiều suy nghĩ về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi qua văn bản Thằng quỷ nhỏ.

- Phạm vi của bài viết này rộng hơn “Người con gái Nam Xương – bi kịch của một kiếp người.” Ở tác phẩm của Nguyễn Đăng Na chỉ tập trung nói về số phận người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương. Còn với Trần Văn Toàn, ông đã viết nên những suy nghĩ đáng quý, những bài học khác nhau khi viết một tác phẩm thiếu nhi thông qua đọc Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2: Xác định các luận điểm chính của văn bản. Các luận điểm ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Luận điểm chính:

+ Những suy ngẫm của tác giả thông qua nhân vật Quỳnh cũng như những câu truyện xoay quanh Quỳnh.

+ Câu chuyện con người- xã hội hiện hành khi được đúc kết trong câu chuyện của Quỳnh.

+ Một vài thảo luận về những phẩm chất của các tác phẩm cần có của một tác phẩm thiếu nhi

- Mối quan hệ: Tác giả đi từ câu chuyện để từ đó đưa ra vấn đề bàn luận là những phẩm chất cần có của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Câu 3: Đọc phần (1) và cho biết tác giả bài nghị luận đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Em có nhận xét gì về các lí lẽ bằng chứng được tác giả sử dụng?

Trả lời:

- Các lý lẽ, bằng chứng để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật là:

+ Hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó, là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

+ Quỳnh ít nói, ít cười, lầm lũi, vụng về, "thích chơi một mình", "hay bị bạn bè trêu chọc".

+ Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề, để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm: “Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thoả mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.

+ Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông

+ Nga cảm thấy sợ hãi khi biết Quỳnh thích mình.

- Nhận xét về các lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng: Các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng rất thuyết phục: giúp người đọc hiểu rõ về nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy.  Các lí lẽ và bằng chứng được trình bày một cách logic, chặt chẽ: giúp người đọc dễ dàng theo dõi và tiếp thu thông tin. Ngôn ngữ sử dụng giản dị, dễ hiểu: phù hợp với đối tượng là thiếu nhi.

Câu 4: Đọc phần (2) và cho biết tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

Trả lời:

- Quan điểm của tác giả về nhân dạng của con người “ …nhân dạng hóa ra không phải là bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định của một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan để thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng. Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác”.

- Bởi lẽ, ta có thể thấy được qua nhân vật Quỳnh. Quỳnh xấu xí, bị mọi người trêu ghẹo, thậm chí là cô lập. Nhưng Quỳnh, từ phía bên trong vẫn là một câu bé ấm áp. Cậu sửa bàn học cho bạn bè, và hơn hết cậu dành thứ tình cảm quý giá cho Nga. Nhưng dù là thế, chẳng ai để tâm tới. Nga còn sợ hãi trước thứ tình cảm ấy của Quỳnh. Nhân dạng được đánh giá bởi cộng đồng chứ không đánh giá qua vân chữ, nét mặt hay tính cách.

Câu 5: Trong phần (2) tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tác giả đã lí giải: Vì nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn những gì dị thường.

- Việc liên tưởng có tác dụng: Minh chứng cho việc quy chuẩn về sự thống nhất giữa nhân hình và nhân tính.

Câu 6: Trong phần (3) theo tác giả một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì? Những câu văn nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

- Theo tác giả, một tác phẩm văn học được viết cho thiếu nhi cần có

+ Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác.

+ Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

+ Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Câu 7: Trong đoạn cuối của bài nghị luận, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan niệm này?

Trả lời:

- Em đồng ý với quan điểm "phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải".

- Bởi vì:

+ Người lớn có nhiều kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết phong phú hơn trẻ em: giúp họ có thể nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều và sâu sắc hơn.

+ Người lớn có khả năng ngôn ngữ tốt hơn trẻ em: giúp họ có thể diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác hơn.

+ Người lớn hiểu được tâm lý của trẻ em: giúp họ có thể viết những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ.

Câu 8: Nhận xét về nghệ  thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản (cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ,…).

Trả lời:

- Nghệ thuật:

+ Tác giả đã đặt vấn đề một cách trực tiếp đưa ra suy nghĩ của bản thân.

+ Tổ chức luận điểm: Các luận điểm được tổ chức sắp xếp một cách chặt chẽ, theo trình tự.

+ Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng: Các lí lẽ bằng chứng thuyết phục, được trình bày ngay sau các luận điểm.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập: Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.”

(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7-9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Trong tác phẩm văn học thiếu nhi, việc biến nhân vật thành những hình mẫu hoàn hảo có thể làm mất đi sự thú vị và giá trị giáo dục của câu chuyện. Nhân vật hoàn hảo thường khó mà đồng cảm và tương tác với độc giả, bởi vì họ thiếu đi những đặc điểm và sự phức tạp của con người thực tế. Trong khi đó, những nhân vật có nhược điểm và sai lầm thường thu hút sự quan tâm của độc giả, giúp họ nhận biết và đối mặt với thử thách trong cuộc sống một cách thực tế hơn. Thông qua việc nhìn nhận và đồng cảm với những nhân vật không hoàn hảo, trẻ em có thể học được những bài học quý báu về sự kiên nhẫn, lòng clòng và sự đồng cảm. Do đó, không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi thành những hình mẫu hoàn hảo, mà thay vào đó, tác giả nên thúc đẩy sự đa dạng và phong phú trong xây dựng nhân vật, từ đó tạo ra những câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa hơn cho độc giả nhí.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM