Trang chủ

Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích

Xuất bản: 13/12/2022 - Cập nhật: 19/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê), trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài trang 6 - 9 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản Tự học - một thú vui bổ ích trang 6 - 9 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Hiến Lê

- Nguyễn Hiến Lê (8/1/1912 - 22/12/1984), quê ở tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội), là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

- Ông đã có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,...

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Kim chỉ nam cho học sinh (1951), Tổ chức gia đình - 1953, Nghệ thuật nói trước công chúng (1953), Tương lai trong tay ta (1962), Hương sắc trong vườn văn (1962), Luyện lý trí - 1965, Sống 365 ngày một năm - 1968, Cháu bà nội tội bà ngoại - 1974, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (xuất bản 1992)...

2. Văn bản Tự học - một thú vui bổ ích

- Văn bản Tự học - một thú vui bổ ích được in trong Tự học - một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 2007.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “...thi vị”): Cái thú tự học giống cái thú đi chơi bộ

+ Phần 2 (tiếp đến “...mà không hết buồn”): Tự học là phương thuốc trị bệnh âu sầu

+ Phần 3 (còn lại): Tự học là một thú vui thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta.

- Tóm tắt nội dung chính: Tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc. Tự học được ví như một cuộc du lịch bằng trí óc nhưng say mê gấp trăm lần đi du lịch bằng chân. Và cuộc du lịch ấy cũng tự do, ta muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Tự học cũng khiến ta hết âu sầu. Tự học mang đến cho ta niềm vui, nó là một thú vui bổ ích, thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người.

Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích ngắn nhất

Câu hỏi chuẩn bị đọc 1:

Tự học được hiểu đơn giản quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác. Bản thân bạn phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy, làm chủ kiến thức và không bị giới hạn về thời gian, khối lượng kiến thức.

Câu hỏi chuẩn bị đọc 2:

Theo em, việc tự học có điều thú vị là:

- Khi tự học, người học được làm chủ quá trình tiếp thu tri thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học.

- Tạo tinh thần thoải mái

- Tự khám phá ra một đơn vị kiến thức nào đó mang lại cảm giác thích thú, tâm đắc cho người học. Giúp người học khám phá được năng lực bản thân.

- Sản phẩm kiến thức của quá trình tự học sẽ được ghi nhớ lâu hơn.

Trải nghiệm cùng văn bản

Trả lời các câu hỏi trang 6, 7 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1 Theo dõi: Tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân” vì khi đó chúng ta độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.

Câu 2 Suy luận: Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn là những nhân vật, sự kiện cụ thể, chính xác nhằm mục đích thuyết phục người đọc, người nghe về những lợi ích của việc tự học.

Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời các câu hỏi trang 8,9 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Văn bản trên được viết với mục đích thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của thói quen tự học, cổ vũ tinh thần tự học.

Câu 2: Các ý kiến 1,2,3 đều làm rõ cho vấn đề cần bàn luận: Thú vui tự học. Khi đưa ra các ý kiến cần có lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người nghe tin vào luận điểm đã đưa ra.

Câu 3: Ở đoạn trích này nêu lên những bằng chứng là các nhà khoa học nổi tiếng Pát-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, vợ chồng Kiu-ri. Những người đã có phát minh vĩ đại cho cuộc sống loài người nhờ tinh thần tự học. Họ nổi tiếng và được cả thế giới ghi nhận.

Câu 4: Những dấu hiệu giúp em nhận ra Tự học - một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống:

- Người viết thể hiện rõ ý kiến khen đối với vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng cụ thể.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản được sắp xếp theo trình tự logic, hợp lí.

Câu 5:

Theo quan điểm của em, quan điểm “Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác” là không đúng. Bởi không phải ngẫu nhiên mà ta biết cách tìm hiểu mọi thứ. Để tự học được hiệu quả nhất ta vẫn cần đến lời khuyên của bạn bè và sự chỉ bảo của thầy cô. Như vậy, không chỉ học trên lớp, ngay cả tự học ta cũng cần đến sự trợ giúp của người khác để việc tự học được hiệu quả nhất. Hãy đón nhận sự giúp đỡ từ mọi người để hoàn thiện bản thân.

Soạn Tự học - một thú vui bổ ích chi tiết

Câu 1 Chuẩn bị đọc trang 6 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Thế nào là tự học?

Tự học là quá trình tự tìm hiểu, tư duy, nghiên cứu các kiến thức cần thiết cho bản thân người học mà không có sự chỉ dẫn, giúp đỡ của người khác.

Câu 2 Chuẩn bị đọc trang 6 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Theo em, việc tự học có gì thú vị ?

Việc tự học có điều thú vị ở chỗ: người học được làm chủ quá trình tiếp thu tri thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học; tự khám phá ra một đơn vị kiến thức nào đó mang lại cảm giác thích thú, tâm đắc cho người học, giúp người học khám phá được năng lực bản thân.

Câu 1 trang 6 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Vì sao tự học là một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân?

Tự học là một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian, khi đó chúng ta độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.

Câu 2 trang 7 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

- Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về những lợi ích của việc tự học, giúp bài văn có cái nhìn đa chiều, phong phú về vấn đề tự học và ý nghĩa của tự học.

Câu 1 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?

Văn bản Tự học - một thú vui bổ ích được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của thói quen tự học.

Câu 2 trang 8 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Các ý kiến 1,2,3 đều làm rõ cho vấn đề cần bàn luận: Thú vui tự học.

Câu 3 trang 9 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây ?

“Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-tơ-xơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết đến những tiêu khiển của đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học, tìm tòi của họ.”

Những dẫn chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích đều rất rõ ràng, gần gũi, từ bác nông phu cho đến những nhà bác học nổi tiếng, từ thấp đến cao theo một trình tự rất hợp lý.

Câu 4 trang 9 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?

- Chủ đề của văn bản

- Thể hiện rõ quan điểm của tác giả về việc tự học

- Cách thức triển khai các ý rõ ràng, theo một trình tự nhất định: ý lớn, ý nhỏ, lý lẽ, dẫn chứng.

Câu 5 trang 9 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Có bạn cho rằng Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) để trao đổi về ý kiến này.

Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”, câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội công nghiệp hóa, hướng đến nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn vận động, học hỏi, phát triển để theo kịp nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, ngoài việc được giảng dạy, được chỉ bảo thì tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Thế học là gì? Và tự học là như thế nào? Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện kỹ năng, nhận thức. Có thể học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu, nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập một cách sáng tạo để có kĩ năng. Tự học có lúc cần đến sự hướng dẫn của người khác, lúc thì không. Tự học có vai trò rất to lớn đối với mỗi cá nhân muốn đi đến thành công trong cuộc sống. Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú. Khi ta tự tìm hiểu về vấn đề gì đó, bản thân luôn tao mà muốn tìm ra thật nhanh, ta sẽ tìm rất nhiều nguồn khác nhau và so sánh chúng, chọn ra thông tin ta thấy đúng, nó giúp ta có một kiến thức tổng quát. Nó còn giúp ta nhớ lâu, vì bạn là người tìm ra và hiểu sâu về vấn đề đó nên là bạn sẽ hằn sâu vào não hơn. Những kiến thức bạn tổng hợp được sẽ được vận dụng dễ dàng hơn trong cuộc sống. Tự học tăng khả năng sáng tạo, vì khi tìm hiểu vấn đề, não bộ sẽ tập trung suy nghĩ, và sẽ nghi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để hoàn thiện bản thân. Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mỗi người thành hiện thực. Những người có tinh thần tự học, phong thái của họ rất trưởng thành, luôn có tinh thần cho động, và rất tự tin trong cuộc sống. Chắc hẳn không ai trong chúng ta không biết đến Bác Hồ, Bác luôn nỗ lực học tập trong đó tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Bác chính là một tấm gương sáng về tự học tập, tự rèn luyện để chúng ta noi theo. Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay. Học trước quên sau, học cả một núi nhưng hỏi lại không biết gì, không áp dụng được gì ngoài đời sống. Đó không được gọi là tự học, mà là đang ép bản thân làm quá khả năng, học để chống đối thi cử. Xong lại không nhớ bất cứ một chữ nào, như vậy rất đáng bị phê phán. Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường xây dựng tri thức. Mỗi con người cần chu động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích SGK Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về văn bản Tự học - một thú vui bổ ích một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm bài soạn liên quan:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM