Trang chủ

Soạn bài Trở gió lớp 7 Kết nối tri thức

Xuất bản: 19/12/2022 - Cập nhật: 20/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Trở gió lớp 7 ngắn nhất cho tới chi tiết, hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn Trở gió trang 45 - 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hướng dẫn soạn văn 7 Trở gió SGK Kết nối tri thức bằng cách gợi ý trả lời NGẮN GỌN NHẤT tất cả câu hỏi trong bài học: Trước khi đọc, đọc văn bản, sau khi đọc, viết kết nối với đọc.

Soạn văn 7 Trở gió KNTT

Gợi ý trả lời các câu hỏi của bài học trang 45 - 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1, Kết nối tri thức ngắn gọn vẫn đảm bảo đầy đủ ý, dựa trên sách giáo viên.

Soạn bài Trở gió lớp 7 ngắn nhất

Câu 1

Gió chướng được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa còn nhớ ta không.

- Mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên được nó.

- Cồn cào. Nồng nhiệt. Dịu dàng.

Câu 2

- Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”: Vừa mừng vừa bực; Vương vấn những nỗi buồn khó tả; Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian; Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

- Lý do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết.

Câu 3

Vì khi gió chướng về cũng là lúc những nông sản bước vào vụ thu hoạch. Lúa thì chín tới, mía cũng kịp già, vú sữa đến độ chín rộ, dưa hấu cũng đủ già để thu hoạch.

Câu 4

Câu văn cuối cùng gợi cho em suy nghĩ về tình yêu quê hương của tác giả. Mặc dù sống giữ phồn hoa đô thị nhưng tác giả luôn nhớ về quê hương bình dị, thân thuộc.

Câu 5

Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu nhớ quê hương của mình trong văn bản Trở gió. Đó là tình cảm chân thành mộc mạc về quê hương với những thứ gần gũi thân quen gắn bó với những người lao động lam lũ. Trở gió thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thông qua những điều bình dị của quê hương.

Soạn bài Trở gió lớp 7 chi tiết

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

a. Tiểu sử

- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976

- Quê quán: Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam

b. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước ( 2020),…

Một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

- Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc, gần gũi với những đề tài đồng quê.

2. Tác phẩm Trở gió

a. Xuất xứ

Tác phẩm Trở gió trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

b. Thể loại: Tùy bút

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu .."Ôi! gió chướng" : Tác giả nhớ về cuộc hẹn với gió chướng

- Phần 2: Tiếp đến…"còn dưa hấu nữa, ui chao": Tâm trạng của tác giả khi mùa gó chướng tới

- Phần 3: Còn lại: Tác giả lo sợ khi tương lai không được gặp gió chướng

e. Tóm tắt văn bản

Tác phẩm nói về cuộc hẹn của tác giả với gió chướng và những cảm giác xao xuyến khi mùa gió chướng về, nỗi sợ của tác giả khi đi xa sẽ không còn được thấy không khí nhộn nhịp mùa gió chướng.

II. Đọc hiểu văn bản

Để dễ dàng cho việc Soạn bài Trở gió lớp 7, Đọc tài liệu tổng hợp một số nội dung chính về đọc hiểu văn bản như sau:

1. Khung cảnh làng quê vào mùa gió chướng

a. Thời gian

+ Gió chướng đến từ tháng 9 đến Tết

+ Tháng 9 tôi dời chiếc chuông gió sang phía đông

+ Gió chướng với tôi là gió tết, dù từ khi mùa gió đến tết mất gần 3 tháng ròng

b. Không gian

+ Khi mùa gió chướng đến mang theo những âm thanh báo hiệu

+ Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lảng nhách, chẳng thể hiện sự hừng hực của nó bây giờ lớn thành một dòng gió xấp xãi, cuốn quýt sốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước.

c. Đặc điểm gió chướng

+ Không khí rộn ràng đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười vì sắp được sắm đồ tết

+ Gió chướng báo hiệu kết thúc một năm

+ Hình ảnh “má” buồn khi mùa gió tết lo lắng sắp hết một năm, lo sợ về cái tết không đủ đầy cho gia đình

+ Gió chướng cũng vào mùa gặt

+ Rất nhiều nông sản được thu hoạch vào mùa này như mía, vú sữa, dưa hấu,..

→ Mùa gió chướng mang những đặc điểm riêng biệt của nó làm xao xuyến lòng người

2. Tâm trạng của tác giả về gió chướng

a. Khi gió chưa đến

+ Háo hức, trông chờ, mong nhớ

+ Dời chuông gió sang cửa sổ phía đông

+ Tự đặt câu hỏi và tự trả lời: Không biết người xưa còn nhớ ta không? Rồi mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên nó bao giờ.

b. Khi gió chướng về

+ Tâm trạng ngổn ngang, mừng đó bực đó

+ Buồn khi sắp hết năm, tiếc nuối khi bản thân chưa làm được gì

+ Cảm giác mất một cái gì đó

+ Dù buồn dù sợ khi gió về một năm lại sang sợ thời gian trôi. Nhưng tác giả lại mong ngóng

+ Tác giả đã quen với việc chờ đợi này

+ Tác giả lo sợ khi đi xa không được đón không khí quen thuộc quê nhà vào mùa gió chướng

+ Sợ khi nhìn mùa gió sẽ gợi lên nỗi nhớ nhà

+ Sợ hình ảnh quen thuộc hiện ra, cùng với không khi mùa gió chướng làm nhân vật tôi không chịu nổi

+ Tác giả lo lắng không biết nơi đó có những đặc trưng mùa Tết như quê mình không?

→ Nhân vật tôi với rất nhiều cung bậc cảm xúc khi mùa gió chướng về, với những cảm giác quen thuộc, gần gũi mùa gió chướng.

3. Tổng kết

* Về nội dung

Văn bản đã tái hiện cảm giác xao xuyến của nhân vật tôi khi mùa gió chướng về, cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc mỗi mùa gió chướng.

* Về nghệ thuật

- Thành công trong khắc họa tâm lý nhân vật

- Nghệ thuật tự sự độc đáo hấp dẫn

III. Trả lời câu hỏi Soạn bài Trở gió lớp 7

Câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chỉ ra những Biểu hiện tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang ở nhân vật tôi khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Câu 3 trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?

Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Câu văn cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Cảm nhận của em về tình cảm của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện trong Trở gió.

Viết kết nối với đọc

Trong hình dung của tác giả, nếu một mai đi xa, nhắc đến gió chướng, những hình ảnh quen thuộc nào hiện ra trong tâm trí? Còn với bản thân em, nếu phải xa nhà, xa quê thì em nhớ điều gì nhất?

Xem thêm

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung phần Soạn bài Trở gió lớp 7 Kết nối tri thức do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản, từ đó giúp các em soạn văn 7 Kết nối tri thức hay hơn mỗi ngày.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM