Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
- Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hoá lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
- Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Trong những bài học trước, em đã được làm quen với cách trình bày ý kiến về các vấn đề trong đời sống. Tiếp nối nội dung nói và nghe đó, bài học này, em sẽ tập trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa truyền thống có nhiều cơ hội cũng như thách thức, nên văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
- Gợi ý một số vấn đề em có thể trình bày:
+ Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
+ Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
+ Trình bày ý kiến về việc mọi người thực hiện văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
….
- Em tự lập đề cương cho bài nói
Gợi ý dàn ý
I. Mở bài
- Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
II. Thân bài
- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?
- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
III. Kết bài
- Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
b. Tập luyện
2. Trình bày bài nói
a. Mở đầu
- Nêu vấn đề mà em muốn trình bày; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó
- Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống… để tạo không khí sinh động, hào hứng
b. Triển khai
- Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong đề cương bài nói
- Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định
- Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên
- Quan sát những phản ứng của người nghe
- Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày
- Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát
c. Kết luận
- Tóm lược nội dung đã trình bày
- Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
3. Sau khi nói
- Trao đổi về bài nói theo gợi ý, với vai trò người nói, người nghe.
Người nghe | Người nói |
- Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập - Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói - Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói - Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng) - Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu | - Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị - Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm - Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thỏa đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi) - Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói |
Bài nói mẫu
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Xem thêm
- Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT
- Soạn bài chuyện cơm hến lớp 7
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 KNTT
- Soạn bài Hội Lồng Tồng lớp 7
- Soạn bài Viết văn bản tường trình lớp 7
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời bộ câu hỏi trong Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại. Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!