Trang chủ

Soạn bài Tràng giang Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Xuất bản: 07/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Tràng giang Chân trời sáng tạo ngắn nhất trang 13, 14 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng nỗi niềm gì?

Trả lời:

- Cảnh hoàng hôn là trạng thái đẹp nhất báo hiệu kết thúc một ngày.  Khung cảnh này gợi nên cảm giác buồn man mác, nhớ về quá khứ, nhớ về những kỉ niệm đáng nhớ.

Hoặc:

Khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh những tâm trạng và nỗi niềm rất đa dạng, tùy thuộc vào từng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, có một số cảm xúc chung mà nhiều người thường trải qua:

- Nỗi buồn man mác và suy tư về cuộc đời: Hoàng hôn là thời điểm kết thúc của một ngày, gợi cho con người cảm giác về sự ngắn ngủi của cuộc đời, về thời gian trôi qua nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến những suy tư về quá khứ, hiện tại và tương lai, về những điều đã mất và những điều còn dang dở.

- Cảm giác bình yên và thư thái: Ánh nắng hoàng hôn dịu nhẹ, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp có thể giúp con người thư giãn, xua tan những muộn phiền trong cuộc sống. Đây là thời điểm lý tưởng để thả lỏng tâm hồn, tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.

- Cảm giác cô đơn và nhớ nhung: Hoàng hôn đôi khi gợi lên những cảm xúc cô đơn, nhớ nhung về người thân, bạn bè hoặc những kỷ niệm đã qua.

- Cảm hứng sáng tạo: Vẻ đẹp lãng mạn của hoàng hôn có thể khơi gợi cảm hứng sáng tạo trong nhiều người, đặc biệt là những nghệ sĩ. Họ có thể tìm thấy cảm hứng để viết thơ, vẽ tranh hoặc sáng tác nhạc.

- Cảm giác hy vọng và lạc quan: Mặc dù hoàng hôn là thời điểm kết thúc của một ngày, nhưng nó cũng báo hiệu sự bắt đầu của một ngày mới. Điều này có thể mang lại cảm giác hy vọng và lạc quan về tương lai.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót?

- Là hình ảnh mạnh mẽ và tạo cảm xúc về sự mở đầu hoặc kết thúc của một ngày. Gợi lên không gian rộng lớn có chiều cao, chiều rộng và cả chiều dài và độ sâu.

2. Suy luận: Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?

- Hình ảnh “bèo” gợi cho người đọc một hình ảnh nhỏ bé, lập lờ trôi vô định. Có thể tác giả đang bày tỏ sự đau đớn trước thời cuộc, trước số phận của những con người nhỏ bé, bấp bênh giữa cuộc đời.

- Qua đó thể hiện nỗi bất lực khi không thể làm gì dù tác giả cũng rất muốn thay đổi

- “không một chuyến đò”; “không cầu” sự đơn độc lẻ loi, không có bất kì ai kề cạnh, thể hiện sự cô đơn lạc long của tác giả trước thiên nhiên, trước thời cuộc.

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ không chỉ nói về nỗi buồn cô đơn lẻ loi của chính tác giả mà còn là nỗi buồn của một thế hệ khi phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Qua đó thể hiện những trăn trở, bâng khuâng trước thời cuộc và tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.

Câu 1 : Xác định nội dung bao quát của cả bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.

Trả lời:

- Nội dung bao quát bài thơ: Bài thơ lột tả vẻ đẹp của con sông, qua đó cho ta cảm nhận sự mênh mông đối lập với sự bé nhỏ của con người. Bài thơ là nỗi buồn, sự băn khoăn của tác giả đối với thời cuộc bấy giờ, qua đó thể hiện tình yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

- Nội dung chính của từng khổ:

+ Khổ thơ đầu: Miêu tả bao quát khung cảnh thiên nhiên trên sông.

+ Khổ thơ thứ 2 và thứ 3: Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.

+ Khổ thơ cuối: Khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

Câu 2 : Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ.

Trả lời

- Nhan đề: Tràng Giang

+ Tràng giang gợi hình ảnh mênh mông sông nước, dòng sông được mở rộng vô biên.

+ Nhan đề vừa gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển.

+ Tràng giang gợi âm hưởng dài, rộng, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên

vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

- Ý nghĩa lời đề từ:

+ Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la.

+ Hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, nỗi niềm của con người

+ Lời đề từ là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

Câu 3 : Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Nhịp và vần đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của chủ thể trữ tình

- Vần:

+ Vần trong bài thơ được sử dụng là vẩn đối, các câu thơ 1,2,4 có âm gần tương đồng với nhau.

+ Tạo ra âm điệu và sự liên kết trong bài thơ

+Tạo ra sự hài hòa , tăng cảm xúc lên người đọc.

- Nhịp thơ:

+ Nhịp thơ chầm chậm, êm dịu thể hiện sự thanh bình, yên tính của sông Tràng Giang

+ Tương đòng với tâm trạng, cảm xúc của tác giả

+ Nhịp thơ chậm thể hiện suy tư sâu sắc, trầm lắng cho người đọc

Câu 4 : Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng”,”sông dài”, các hình ảnh “thuyền”, “củi” (khổ 1); “cồn nhỏ”, “bến cô liêu” (khổ 2), “bèo dạt...”(khổ 3); “chim nghiêng cánh nhỏ...” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?

Trả lời:

- Những hình ảnh tương phản trong bài thơ được đề cập ở trên biểu trưng cho những kiếp người lênh đênh, lạc lõng, không tìm ra phương hướng. Sự tương phản làm rõ nét hơn sự nhỏ bé của con người giữa không gian bao la rộng lớn, trời càng rộng, sông càng dài thì con người càng nhỏ bé, cô đơn,

Câu 5 : Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Chủ đề: Bài thơ xuyên suốt là khung cảnh hùng vĩ, nên thơ, qua đó tác giả bày tỏ lòng yêu thiên nhiên, đất nước qua câu từ, sừ lồng ghép tinh tế những hình ảnh qua từng câu thơ.

- Cảm hứng chủ đạo:

+ Nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của con người trước thiên nhiên hùng vĩ, vũ trụ bao la.

+ Tâm trạng con người được thể hiện bằng phong cách trữ tình vừa quen vừa lạ cũng những hình ảnh gợi cảm, gợi hình.

Câu 6 : So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:

a.Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối.

b.Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

Trả lời:

a.Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối

- Sự tương đồng: đều là khổ thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, 4 phần với cấu trúc 4 câu thơ mỗi khổ

- Sự khác biệt:

Tràng giang (Huy Cận): Khổ thơ cuối có cùng vần điệu vưới các khổ trước đó.

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Khổ thơ cuối của bài sử dụng vần đồng âm trong các câu thơ cuối ở mỗi khổ nhưng không cùng âm điệu

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

Tràng giang (Huy Cận)Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
Đề tàiTập trung vào chủ đề tình yêu nước và tâm trạng trữ tìnhMang thông điệp sự tiếc nuối quá khứ, người xưa
Hình thức thể loạiThể thơ trữ tình, lãng mạn, sử dụng hình ảnh tượng trưng

Thể thơ trữ tình, phong cách trang trọng, cổ điển, nhiều hình ảnh biểu tượng.

Câu 7 : Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Trả lời:

- Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách thơ trữ tình

- Căn cứ:

+ Sử dụng hình ảnh, biểu tượng gợi lên cảm xúc sâu lắng

+ Sắp xếp vần nhịp và thơ

+ Thể hiện tình yêu, cảm xúc sâu lắng, suy tư về cuộc sống, chú trọng vào tình cảm của chủ thể

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM