Trang chủ

Soạn bài Trả bài văn tả con vật - Tiếng Việt lớp 5

Xuất bản: 07/07/2019 - Cập nhật: 24/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài trả bài văn tả con vật lớp 5 và gợi ý trả lời câu hỏi trang 141 sách giáo khoa Tiếng việt 5 tập 2 trong tiết tập làm văn tuần 32.

Tài liệu soạn bài Trả bài văn tả con vật được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được cách làm bài văn tả con vật và gợi ý cách trả lời câu hỏi trang 141 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.

I. Mục tiêu bài học

  • Nắm vững phương pháp làm bài văn tả con vật
  • Kiểm tra lại bài viết, phát hiện những lỗi trong bài theo hướng dẫn

II. Kiến thức cần nhớ

Dàn ý chung cho bài văn tả con vật

1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

2. Thân bài:

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

3. Kết luận:

Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 - Trang 141 SGK

Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.

Câu 2 - Trang 141 SGK

Tự đánh giá bài làm của mình theo những gợi ý sau:

a) Bài làm có hay không có:

-  Mở bài

- Thân bài

- Kết bài

b) Bài làm có hay không có:

-  Đoạn tả hình dáng của con vật.

-  Đoạn tả hoạt động của con vật.

c) Bài làm đã nêu hay chưa nêu:

- Đặc điểm riêng về hình dáng và hoạt động của con vật được tả so với các con vật khác.

- Ý chuyển tiếp giữa các đoạn.

d) Trong bài có bao nhiêu:

- Câu văn có hình ảnh.

- Câu văn bộc lộ cảm xúc của người viết.

e) Trong bài có bao nhiêu:

-  Lỗi chính tả

-  Lỗi dùng từ

-  Lỗi đặt câu

Câu 3 - Trang 141 SGK

Chữa bài:

-  Tham gia chữa lỗi chung trên lớp.

-  Tự chữa lỗi trong bài của em.

-  Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.

Câu 4 - Trang 141 SGK

Học tập những đoạn văn, bài văn hay:

-   Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn.

-  Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn trên.

Câu 5 - Trang 141 SGK

Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM