Trang chủ

Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh diều

Xuất bản: 04/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh diều hướng dẫn trả lời đầy đủ các câu hỏi trang 14-18 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh Diều, giúp học sinh chuẩn bị tốt soạn văn 8

Soạn bài Tôi đi học sách Cánh diều chi tiết

Bài soạn văn 8 "Tôi đi học" sách Cánh diều với hướng dẫn trả lời chi tiết câu hỏi trong 3 phần: Chuẩn bị, Đọc hiểu, Câu hỏi cuối bài giúp học sinh hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Chuẩn bị - Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh diều

1. Tóm tắt Tôi đi học

Ký ức về ngày đầu tiên đi học vẫn in sâu trong ký ức của tôi. Buổi sáng mùa thu, lá đổ rơi nhiều, trời se lạnh, con đường đến trường dường như trở nên xa lạ hơn. Trong cảm giác vui mừng xen lẫn hồi hộp và lo sợ, tôi đã có những suy nghĩ non nớt và ngây thơ như "Chỉ có người giỏi mới cầm được bút thước". Trong bộ quần áo mới, tôi cảm thấy trang trọng và đứng đắn hơn. Khi tới trường, tiếng ba gọi trống làm tôi cảm thấy lo lắng, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, lời động viên ấm áp của giáo viên đã làm cho những con chim non vào lớp cảm thấy thoải mái hơn. Chúng tôi trong nháy mắt đã cùng khóc, nhưng bà mẹ của tôi đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn vào bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dù chưa từng gặp trước đó. Sau đó, tôi đặt tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần chữ "Tôi đi học" mà thầy giáo viết trên bảng.

2. Nhân vật chính của "Tôi đi học" là nhân vật "tôi". Nhân vật này được nhà văn miêu tả qua các phương diện:

+ Ngoại hình: cậu bé trong chiếc áo vải dù dài đen

+ Lời nói: Mẹ đưa bút thước cho con cầm

+ Hành động:

  • Bặm tay ghi thật chặt hai quyển vở mới
  • Đứng nép bên người thân. CHỉ dám nhìn 1 nửa hay đi từng bước nhẹ

+ Tâm trạng: bồi hồi, bỡ ngỡ, chơ vơ. Trong lúc ông đốc đọc tên "tôi" cảm thấy tim ngừng đập, giật mình và lúng túng.

+ Suy nghĩ: những suy nghĩ non nớt, ngây thơ "chắc chỉ người tạo mới cầm nổi bút thước"

3. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả đối với cuộc sống của nhân vật được miêu tả.

4. Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân:

- Học sinh dựa vào kinh nghiệm của mình để trả lời câu hỏi phần này. Dưới đây là gợi ý mà Đọc tài liệu đã chuẩn bị dựa theo kinh nghiệm của người biên tập:

Tham khảo: Cảm xúc ngày đầu tiên đi học: Cái ngày đầu tiên đi học tôi đã trải qua cảm lo lắng, ở một môi trường mới với những con người xa lạ, nhớ nhung cha mẹ, và có chút sợ hãi vì sợ bản thân không hòa nhập được với mọi người.

5. Thông tin về nhà văn Thanh Tịnh

+ Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. Những sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo với nhiều tác phẩm đặc sắc: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

- Năm 2007, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Đọc hiểu - Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh diều

Câu 1 trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?

Trả lời:

- Những hình ảnh gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”: thời tiết cuối thu, lá rụng đầy ngoài đường, trên không có những đám mây bàng bạc.

Câu 2 trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Tranh minh họa liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Tranh minh họa miêu tả cảnh nhân vật tôi được mẹ dẫn đi trên con đường làng quen thuộc để đến trường. Khung cảnh cuối thu có lá rụng nhiều,…

Câu 3 trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Chú ý sự thay đổi trong cảm nhận về cảnh vật của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

- Cảnh vật buổi mai đầy sương thu, gió lạnh, con đường quen thuộc mà mọi khi mẹ vẫn thường hãy dẫn đi bỗng trở nên lạ so với ngày thường, bởi chính nhân vật “tôi cảm thấy có sự thay đổi trong chính lòng mình.

Câu 4 trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Phần (2) kể về chuyện gì?

Trả lời:

- Phần (2) kể về sự ngượng ngùng, rụt rè, tâm trạng lo sợ của nhân vật “tôi” và các cậu bạn khác trước sự việc ông đốc trường Mỹ Lý dặn dò cho năm học mới và đưa các em vào lớp học.

Câu 5 trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Chú ý các hình ảnh so sánh.

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh:

+ Họ như chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngùng e sợ.

+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

+ Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.

Câu 6 trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Tâm trạng nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên?

Trả lời:

- Tâm trạng của nhân vật “tôi” giật mình, lúng túng, cảm thấy như “quả tim ngừng đập” và quên luôn cả việc người mẹ đứng sau mình.

Câu 7 trang 16 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Chú ý hình ảnh và lời nói của ông đốc.

Trả lời:

- Hình ảnh: ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.

- Lời nói: ân cần, nhẹ nhàng căn dặn các em học sinh.

Câu 8 trang 17 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?

Trả lời:

Các bạn nhỏ khóc vì phải xếp hàng vào lớp, đồng nghĩa với việc các bạn rời xa vòng tay, sự bao bọc của người thân để bắt đầu cho tiết học đầu tiên.

Câu 9 trang 17 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3) như thế nào?

Trả lời:

- Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3):

+ Cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ dâng lên man mác trong lòng khi chú bé khi vào lớp học, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên trong lớp.

+ Thấy lạ lạ và hay hay khi mắt hướng về những tấm hình treo trên tường.

+ Không cảm thấy xa lạ khi ngồi cạnh một người bạn mà chưa hề quen biết.

+ Chăm chỉ vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và đánh vần theo.

Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh diều

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài "Tôi đi học" trang 18 sgk Ngữ Văn 8 tập 1 Cánh diều

Câu 1. Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng:

A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ

B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ

C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước

D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí

Trả lời

Đáp án đúng: B

Câu 2. Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình từ nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1).

Trả lời

- Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật “tôi” và được nhớ lại theo trình tự thời gian: Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ, tiết trời cuối thu, hình ảnh em nhỏ tới trường → Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường cùng mẹ tới trường → Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng → Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi ngồi vào chỗ của mình trong tiết học đầu tiên.

- Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1):

+ Trong tiết trời cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

+ Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, đi trên con đường làng dài và hẹp.

+ Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm.

Câu 3. Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.

Trả lời:

- Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp:

+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên con đường tới trường: Cảm thấy trang trọng và đứng đắn, trong lòng tưng bừng rộn rã khi được mẹ hiền âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng quen thuộc dài và hẹp. Chú bé bâng khuâng, tự hào khi thấy mình đã lớn khôn.

+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường: Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ và ngạc nhiên, chú cảm thấy trường của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. Khi chú đứng giữa sân trường rộng lớn thì lại mang cảm giác lo sợ vẩn vơ. Và chú bé cũng như nhiều cậu học trò khác, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa và đi từng bước nhẹ.

+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi trống trường vang lên: Chú bé cảm thấy mình bơ vơ, vụng về và đầy lúng túng. Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé hồi hộp đến mức cảm thấy như “quả tim ngừng đập”

+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi trong lớp học: bước vào lớp học với cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, thấy mọi tấm hình treo trên tường đều lạ lạ và hay hay.

- Tác dụng của việc sử dụng câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật: đã giúp thể hiện rõ nét tâm trạng một cách sâu sắc, xúc động, lột tả được những cung bậc cảm xúc của nhân vật trong sự kiện lần đầu tiên đến trường.

Câu 4. Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?

Trả lời:

- Về nội dung: truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật. Đồng thời, cách tác giả xây dựng nhân với với những mỗi quan hệ, những tình cảm bình dị, đầy thân thương song cũng rất dịu dàng và đẹp đẽ.

+ Người thầy "với cặp mắt hiền từ và cảm động"

+ Những người bạn thuở ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên và cả những người bạn mới quen.

+ Người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, điều đó được thể hiện rõ nét qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế, dạt dào cảm xúc của chính tác giả.

- Về hình thức, ngôn ngữ: truyện được nhà văn sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và việc sử dụng hàng loại các từ láy

+ Các hình ảnh so sánh: "...như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng", "...như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi", "...như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...
+ Sử dụng từ láy trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và tái hiện chân thực, rõ nét cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật tôi trong ngày tựu trường.

Câu 5. Văn bản Tôi đi học đã nói giúp những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản Tôi đi học được viết lên bằng chính kỉ niệm của những ngày thơ ấu, của ngày đầu tiên đến trường, những trang văn đầy chất thơ và sâu lắng trữ tình. Bởi vậy, thông qua tâm trạng của nhân vật tôi lần đầu tiên đến trường đã phần nào nói lên tâm trạng của biết bao người đã trải qua thời thơ ấu dưới mái trường. Nhà văn Thanh Tịnh đã nói hộ ta biết bao nhiêu điều về cái ngày đầu tiên lưu luyến ấy, khiến ai đã một lần đọc không thể nào không cảm nhận như chính là cảm xúc của mình, là nỗi lòng mình vậy. Đó là sức lây lan kỳ diệu của truyện ngắn trữ tình này nên điều đó vẫn còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay.

Câu 6. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” hôm ấy ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, em sẽ nói với “tôi” điều gì?

Trả lời:

- Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi”: Chào cậu, ngày đầu tiên đi học thật nhiều cung bậc cảm xúc nhỉ! Chắc có lẽ đây sẽ là ngày mà cậu sẽ không bao giờ quên trên con đường học tập của mình phải không? Hy vọng cậu sẽ có những trải nghiệm thú vị tại ngôi trường này, bên những người bạn đáng yêu, và đặc biệt là cùng với tớ, người sẽ ngồi sát bên, cùng “kề vai sát cánh” với cậu trong năm học này nhé! Chúng ta hãy cùng chăm chỉ học tập và tạo nên những kỉ niệm đẹp đẽ tại nơi đây nhé!

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh Diều mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt với trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM