Nội dung chính: Mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu, bài thơ đã thể hiện bức tranh tâm trạng chân thực và sống động, sự u buồn và khắc khoải của nhân vật trữ tình.
Hướng dẫn đọc
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hóa thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn)Trả lời:
- Mang chủ thể trữ tình (không được chỉ định rõ ràng thông qua từ nhân xưng hay hóa thân vào nhân vật cụ thể) và xuất hiện dưới dạng một chủ thể ẩn
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn hiểu thế nào về nhan đề Tiếng thu? Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì và bằng thái độ giọng điệu như thế nào?
Trả lời:
- Nhan đề Tiếng thu nhấn mạnh sự tĩnh lặng và thanh âm đặc biệt của mùa thu.
- Bài thơ không cụ thể ai nói với ai, người đọc có thể tưởng tượng tùy theo cảm nhận cá nhân.
- Bài thơ tập trung miêu tả hình ảnh và cảm nhận về mùa thu. Sử dụng ngôn ngữ trữ tình và lãng mạn.
- Thái độ giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... với chủ đề và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Trả lời:
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do
- Sự phù hợp giữa các yếu tố trên và chủ đề chủ đạo của bài thơ:
+ Từ ngữ và hình ảnh: từ ngữ tinh tế, lãng mạn, mang lại cảm giác tính lặng.
+ Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ tăng hiệu ứng và truyền đạt cảm xúc rõ nét hơn
+ Cấu trúc tự do tạo dự linh hoạt, dễ tạo cảm xúc, không quá cứng nhắc nhưng vẫn cân đối.
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong cách sáng tác được thể hiện qua văn bản.
Trả lời:
- Được sáng tác theo phong cách trữ tình lãng mạn.
- Biểu hiện qua:
+ Tình cảm sâu lắng được thể hiện trong bài
+ Sử dụng ngôn ngữ trữ tình
+ Sử dụng hình ảnh tưởng tượng
Câu 5: Tìm đọc bài thơ Thu vịnh ( Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Trả lời:
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.
- Trong Thu Vịnh, mùa thu được miêu tả qua hình ảnh tương sáng và rực rỡ. Sử dụng ngôn ngữ tươi sáng và màu sắc sống động.
- Trong Tiếng thu, mùa thu được miêu tả qua hình ảnh yên bình và tĩnh lặng. Sử dụng ngôn ngữ êm dịu tạo ra không gian yên bình và lắng đọng tạo ra cảm giác thanh tịnh, thư thái của mùa thu.
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- Trong Thu Vịnh, tình cảm của chủ thể là sự lưu luyến, tiếc nuối thời gian đã trôi qua. Có sự nhìn nhận, suy nghĩ về những kỉ niệm đi qua cuộc đời. Bài thơ mang hi vọng và sự sống động của sự thay đổi.
- Trong bài thơ Tiếng thu, tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua sự trầm tư, lưu luyến những kỉ niệm đã lụi tàn và vẫn còn in sâu trong lòng người.