Câu 1: Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B: (SGK)
Trả lời:
a) – 2)
b) – 3)
c) – 4)
d) – 1)
Câu 2: Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
b) Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào đó không?
Trả lời:
a) “Bể dâu” – Điển tích
= > Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.
b) “Mắt xanh” – Điển cố
= > “Nguyễn Tịch đời Tấn khi tiếp người mình ưa thì nhìn thẳng nên để lộ tròng mắt xanh, khi tiếp người mình ghét thì nhìn nghiêng (lườm) mà để lộ tròng mắt trắng. ''Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?'' chỉ người con gái được nhiều người đàn ông tìm đến hỏi cưới, nhưng không ai lọt vào mắt xanh của cô gái ấy.
Câu 3: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.
Trả lời:
- Câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa)
Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười mà rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.” Vài tháng sau, con ngựa mất tích đột nhiên trở về cùng một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm đến chúc mừng, tuy nhiên Tái Ông cau mày nói: “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành”. Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, một hôm anh ta ngã ngựa gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đến khuyên nhủ ông đừng quá nghĩ ngợi, Tái Ông điềm nhiên: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Khi đó hàng xóm nghĩ rằng ông lão quá đau buồn nên bị quẫn trí. Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân và hầu hết đều bị tử trận. Con trai ông vì tàn tật nên được ở nhà và thoát chết. Lúc này hàng xóm láng giềng mới thấy rằng những lời của Tái Ông quả thật rất thâm thúy.
- Ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”: chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo. Ngựa tái ông họa phúc biết về đâu.