1. Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Đọc trước văn bản Mục đích của việc học, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (chú ý tới đặc điểm tấm gương tự học của ông).
- Đọc những thông tin liên quan (SGK trang 123) về bốn trụ cột giáo dục của UNESCO để hiểu rõ hơn về văn bản này.
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn:
+ Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926.
+ Quê: làng Nghiêm Thắng, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
+ Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 và tốt nghiệp tú tài Toán năm 1944.
+ Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa.
+ Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều lên dạy đại học ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc).
+ Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giảng dạy toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội.
+ Năm 1957, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) tại Đại học Lomonosov.
+ Năm 1959 ông trở về Việt Nam, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học.
+ Năm 1994, ông nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán.
+ Ông mất ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Hà Nội.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản nêu lên mục đích và giá trị của việc học, đồng thời giải thích mối quan hệ giữa học và hiểu.
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Chú ý cách người viết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
Trả lời:
- Nêu ra xu thế chung của thế giới để nhấn mạnh việc học suốt đời là chìa khóa bước vào thế kỉ XXI.
Câu 2: Luận điểm nêu ở phần (2) được triển khai như thế nào?
Trả lời:
Luận điểm học là phải thông hiểu được triển khai với các lí lẽ:
- Giải thích học - hiểu
- Học - hiểu để đi sâu vào chuyên ngành
- Mối quan hệ giữa học và hiểu
- Mục đích của học để hiểu
Câu 3: Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Mục đích:
+ Nhằm tạo sự tin cậy và mang tính xác thực cao.
+ Làm tăng niềm tin của người đọc với bài viết.
Câu 4: Chú ý cách người viết kết nối các luận điểm.
Trả lời:
- Tác giả đưa ra 2 luận điểm phía trên để làm cơ sở, sau đó luận điểm thứ 3 làm tiền đề.
Câu 5: Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách nào?
Trả lời:
- Sử dụng thao tác lập luận: chứng minh.
- Dùng những cụm từ liên kết như “chẳng những - mà còn”, “vừa…vừa”
Câu 6: Chú ý tới điểm chung trong cách triển khai các luận điểm của người viết.
Trả lời:
- Điểm chung là tác giả đều đưa ra lí lẽ để giải thích, sau đó nêu những ý nghĩa, giá trị của mỗi việc học.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần (1). Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó?
Trả lời:
- Bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập.
- Vấn đề nghị luận là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI.
Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm của văn bản và nhận xét về cách tác giả triển khai mỗi luận điểm đó. Có thể trình bày bằng bảng hoặc sơ đồ, ví dụ:
Trả lời:
Luận điểm | Lí lẽ, bằng chứng | Nhận xét |
---|---|---|
Học để hiểu | - là đi sâu nắm bắt bản chất; khai thác, phân tích; tư duy - là cách học khoa học, tự nghiên cứu, tạo cho mình năng lực tự học - mối quan hệ giữa học và hiểu | - Hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng và được liên kết chặt chẽ với nhau - Các lí lẽ và dẫn chứng được trình bày theo kết cấu khá giống nhau ở mỗi luận điểm tạo sự logic, nhất quán - Bằng chứng đưa ra thuyết phục, xác đáng, tạo được niềm tin cho người đọc |
Học để làm | - Các quan điểm của Hồ Chí Minh, Kant, Piaget - Cần có năng lực xử lí tình huống mới - Mối quan hệ giữa học và làm | |
Học để hợp tác, cùng chung sống | - cần hiểu bản thân và người khác - ý nghĩa - Mối quan hệ giữa học và hợp tác | |
Học để làm người | - giải thích - khám phá ra bản thân, vượt qua chính mình - kết quả: tạo ra con người tự chủ, sáng tạo… |
Câu 3: Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?
Trả lời:
- Sắp xếp theo thứ tự: từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn.
- Theo em, không nên thay đổi thứ tự vì phải từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.
Câu 4: Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Trả lời:
- Tác giả muốn khẳng định học phải có mục đích, phải hướng tới những giá trị cốt lõi.
- Điều đó rất đúng trong xã hội ngày nay khi con người có xu thế toàn cầu hóa.
Câu 5: Theo em, sức thuyết phục của văn bản này được tạo nên bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra lí lẽ và phân tích bằng chứng để làm rõ một trong những yếu tố đó.
Trả lời:
- Sức thuyết phục được tạo nên bởi các yếu tố: luận điểm, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục mang tính thời sự và tính tin cậy cao.
- Chứng minh: Trong phần “Học để làm”, tác giả đã dẫn ra những phát biểu của các nhà tư tưởng lớn như Hồ Chí Minh, Kant, Piaget nhằm tăng tính thuyết phục, tin cậy cho luận điểm của mình
Câu 6: Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì?
Trả lời:
* Một số bất cập về việc học của học sinh hiện nay:
- Thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức.
- Học theo lối mòn không có sự sáng tạo, tư duy phát triển
- Học lệch thiên về một số môn nhất định.
- …
* Giải quyết những bất cập:
- Tự giác trong việc rèn luyện và phát triển bản thân.
- Học tập và phát huy các kiến thức, kĩ năng mà mình có ưu thế.
- Khắc phục và rèn luyện giảm thiểu những điểm yếu của bản thân.
- …