Trang chủ

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Chiếc lược ngà trang 94

Xuất bản: 04/09/2024 - Tác giả:

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Chiếc lược ngà trang 94 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu:

- Đọc trước truyện ngắn Chiếc lược ngà, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Sáng.

- Hãy tìm một số bài viết về tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa quê hương của nhà văn và sắc thái Nam Bộ trong truyện ngắn này.

- Hãy chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm văn học thể hiện tình cha con để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

Trả lời:

- Thông tin về tác giả Nguyễn Quang Sáng:

+ Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

+ Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2.

+ Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.

+ Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản Chiếc lược ngà cho ta thấy sự thấm thía và cảm động trước tình cha con sâu đậm và bền chặt của cha con ông Sáu và bé Thu. Đông thời lên án tố cáo hiện thực, tố cáo chiến tranh đã đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đã phá tan đi biết bao nhiêu là hạnh phúc của các gia đình, khiến vợ chồng xa cách, cha con xa nhau.

 Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Chú ý bối cảnh xảy ra câu chuyện.

Trả lời:

- Bối cảnh: sau kháng chiến chống Pháp, hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954.

Câu 2: Hình dung cuộc gặp gỡ ban đầu của hai cha con.

Trả lời:

- Người cha vô cùng nhớ mong, khao khát được gặp con, ôm con và nghe con gọi một tiếng ba.

Câu 3: Chú ý ngôn ngữ đối thoại trong văn bản.

Trả lời:

- Những câu gọi: “Thu! Con!”, “Ba đây con!” chỉ là lời độc thoại của mình ông Sáu vì không hề có sự đáp lại của bé Thu.

Câu 4: Các lời “nói trổng” của bé Thu thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Thì má cứ kêu đi!

- Vô ăn cơm!

- Cơm chín rồi!

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

Câu 5: Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời:

- Lời nói được trích dẫn trực tiếp vì đặt sau dấu hai chấm và đánh dấu bằng dấu gạch ngang thể hiện lượt lời nói.

Câu 6: Dự đoán xem nhân vật bé Thu sẽ làm gì?

Trả lời:

- Dự đoán bé Thu sẽ thỏa hiệp gọi ba để nhờ chắt nước cơm.

Câu 7: Thái độ của bé Thu có gì khác với lúc đầu?

Trả lời:

- Vẻ mặt không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa mà sầm lại buồn rầu, cái nhìn nghĩ ngợi sâu xa

Câu 8: Cảm nhận sự xúc động trong lòng người cha và con gái.

Trả lời:

- Ông Sáu nghẹn ngào, hạnh phúc, bất ngờ khi nghe được tiếng gọi ba đầu tiên của con.  - Bé Thu xúc động, tiếng ba dồn nén trong lòng vỡ tung ra thành tiếng hét.

Câu 9: Vì sao lúc đầu bé Thu không nhận ông Sáu là cha mình?

Trả lời:

Vì ông Sáu trở về không giống cái hình chụp chung với má nó bởi có thêm vết thẹo dài bên má phải.

Câu 10: Chi tiết nào thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Chi tiết thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”: “tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.

Câu 11: Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?

Trả lời:

Ông Sáu kiếm được khúc ngà trong rừng, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ một cách thận trọng và tỉ mỉ.

Câu 12: Chuyện không may gì đã xảy ra?

Trả lời:

Ông Sáu bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực và hi sinh.

Câu 13: Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?

Trả lời:

Đoạn tóm tắt cho chúng ta biết tương lai bé Thu trở thành cô giao liên, anh Ba trao tận tay Thu cây lược và tình cảm cha con nảy nở giữa hai người.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Hãy tóm tắt truyện. Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết nào trong văn bản?

Trả lời:

- Tóm tắt:

Chiến tranh xảy ra, ông Sáu cũng như bao người con trai khác phải đi lính. Ông tạm để lại vợ con nơi quê nhà và đặc biệt là đứa con gái mới tròn một tuổi. Tám năm sau, khi ông trở về thì con gái ông - bé Thu - không nhận ba và đối xử thờ ơ, vô lễ với ba. Nhưng trước khi chia tay, bé Thu và ông Sáu đã hàn gắn lại sau những hiểu lầm trong bữa cơm hôm trước. Ở chiến khu, ông Sáu tỉ mỉ làm chiếc lược ngà tặng con gái, ông khắc lên đó dòng chữ: "Thương nhớ tặng Thu con của ba." Trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh, ông nhờ anh Ba trao lại chiếc lược cho con gái. Chiếc lược đến được tay bé Thu khi cô đã trở thành một cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm.

- Nhan đề “Chiếc lược ngà” liên quan đến chi tiết bé Thu nói với anh Sáu khi về nhớ mua cho bé một cây lược.

Câu 2: Người kể câu chuyện trên là ai? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các các nhân nhân vật chính trong văn bản, từ đó, nêu tác dụng của ngôi kể.

Trả lời:

Người kể chuyện là anh Ba - đồng đội của anh Sáu.

- Tác dụng:

+ Làm tăng tính chân thực cho câu chuyện.

+ Thể hiện được cảm xúc chân thật của các nhân vật.

Câu 3: Phân tích sự chuyển biến trong cảm xúc, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình. Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu.

Trả lời:

* Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

- Sinh ra trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba, chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung với má.

- Sau 8 năm xa cách trở về, nhưng cô bé lại có thái độ khác thường:

+ Cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+ Sau khi được ông Sáu dành hết thời gian để yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh, không chịu gọi ông là cha.

* Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+ Nó không cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của đôi mắt ba, bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo.

= > Nhận xét: Việc miêu tả thái độ, hành động khác thường của bé Thu có tác dụng:

+ Tái hiện lại những đau thương bất hạnh do chiến tranh mang lại.

+ Cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết dành cho cha mình.

+ Bé Thu bướng bỉnh, cá tính nhưng rất giàu tình yêu thương dành cho cha mình.

Câu 4: Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là gì? Yếu tố nào trong văn bản tạo nên ấn tượng ấy?

Trả lời:

- Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là thứ tình cảm mà ông dành cho con gái của mình - bé Thu.  Ông dành hết thời gian, tình yêu thương của mình cho đứa con gái, mong được con chấp nhận và gọi một tiếng “ba”.

Câu 5: Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại...) của tác giả qua văn bản Chiếc lược ngà.

Trả lời:

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí

- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.

-  Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.

- Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ

Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản. Chủ đề ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Chủ đề: Tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.

- Chủ đề này là bài học lớn cho thế hệ trẻ tương lai về việc bảo vệ hòa bình, trân trọng tình cảm gia đình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM