Trang chủ

Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ - Ngô Sĩ Liên

Xuất bản: 13/02/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ Liên, trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) được biên soạn giúp các em tìm hiểu và tiếp thu dễ dàng hơn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hỗ trợ cho quá trình tự học của các em đạt kết quả tốt hơn.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của văn bản này.

      Cùng tham khảo...

Tìm hiểu chung về tác giả và đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ

1. Tác giả

(Xem lại nội dung soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phần kiến thức về tác giả Ngô Sĩ Liên)

2. Đoạn trích

- Xuất xứ: trích từ quyển V, phần Bản kỉ - Kỉ nhà Trần.

- Nội dung của đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ: Viết về thái sư Trần Thủ Độ (1194 -1264) - người có công dựng nên nhà Trần, giúp Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông ổn định chính trị, kinh tế đất nước.

- Bố cục đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến... “ông mới tha cho”.

+ Đoạn 2: tiếp cho đến... “lấy vàng, lụa thưởng cho”.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

Hướng dẫn soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ

    Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn văn Thái sư Trần Thủ Độ trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2.

1 - Trang 47 SGK

Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông? Từ đó anh (chị) có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ?

Trả lời:

- Đối với người hoặc mình, ông không ứng xử theo thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc "Đúng như lời người ấy nói" và lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Điều đó cho thấy ông là người nghiêm khắc với bản thân. Việc làm đó là sự khích lệ người cấp dưới trung thực, dũng cảm, dám vạch tội của người khác, dù người đó là bề trên của mình.

- Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội tên lính mà tìm hiểu rõ sự việc, có thái độ khích lệ biết giữ nghiêm phép nước. Có thể thấy ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân.

- Đối với họ hàng cậy xin chức tước, ông dạy cho họ một bài học - Muốn làm chức quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với các người khác - Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân thích.

- Với người trong gia đình, ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng. Khi vua phong chức cho An Quốc - anh của Trần Thủ Độ - ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm "Nên căn cứ vào phẩm chất, năng lực của mỗi người mà phong chức tước, không nên hậu đãi cả hai anh em, mà làm rối việc triều đình". Rõ ràng ông là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.

Các chi tiết trên đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước, là người nhân dân đặt niềm tin.

2 - Trang 47 SGK

Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử (chú ý những xung đột kịch tính, những bước ngoặt bất ngờ, thú vị trong các tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật).

Trả lời: 

- Nghệ thuật kể chuyện:

+ Lối kể chuyện ngắn gọn, tự nhiên, hấp dẫn.

+ Tạo ra những tình huống nhỏ nhưng có cao trào, xung đột và cách giải quyết thông minh, bất ngờ.

+ Giọng kể khách quan, không bình luận.

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật:

+ Đặt nhân vật vào các tình huống kịch tính. Cách giải quyết tình huống cùng lời nói và hành động của nhân vật tự bộc lộ bản chất, nhân cách của nhân vật.

Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ siêu ngắn

    Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn Thái sư Trần Thủ Độ siêu ngắn trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2.

Câu 1

- Thưởng cho người dám vạch lỗi của mình

=> Công minh, bản lĩnh.

- Ông giữ đúng luật pháp, không xét tội oan cho tên quân hiệu đã không cho vợ ông qua thềm cấm

=> Chí công vô tư, tôn trọng pháp luật.

- Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin chức quan, ông đã tỏ thái độ răn đe

=> Có cách ứng xử tế nhị, hợp tình hợp lí

- Vua muốn phong chức cho anh của Trần Thủ Độ nhưng ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm chọn người tài

=> Thẳng thắn, độ lượng, vô tư.

- Nhân cách sáng ngời của Trần Thủ Độ : cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình.

Câu 2

+ Thái độ khách quan, không bình luận, nhân vật tự bộc lộ mình và người đọc tự đánh giá nhân vật.

- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

- Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.

-  Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

Xem thêmVăn mẫu phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên

Ghi nhớ

  • Đoạn trích ca ngợi nhân cách của Trần Thủ Độ: không để tình riêng lấn át kỉ cương, phép nước, ứng xử khéo léo, tế nhị, nghiêm khắc, không tư lợi, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư.
  • Lối viết cô đọng, không miêu tả, phân tích tâm lý mà tính cách nhân vật vẫn được thể hiện sâu sắc, lời kể khách quan, trung thực kết hợp cách kể hấp dẫn bất ngờ.

Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn văn 10 bài Thái sư Trần Thủ Độ được biên soạn giúp các em tham khảo và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Để hiểu sâu và nhớ lâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM