Trang chủ

Tập làm văn: Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)

Xuất bản: 08/08/2019

Soạn bài Tập làm văn: Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết) lớp 4 trang 18, SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các nội dung lý thuyết và gợi ý làm các đề bài trang 18

Soạn bài Tập làm văn: Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết) trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn các nội dung chính: nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả đồ vật lớp 4, gợi ý làm các đề bài văn trang 18 SGK từ chung tới chi tiết.


Kiến thức cần nhớ

1. Các bước làm bài văn miêu tả đồ vật

Trình tự các bước cần làm trong bài văn miêu tả đồ vật

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
  • Xác định đối tượng định miêu tả
  • Quan sát đối tượng tìm ý những đặc điểm về đối tượng
  • Sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí tạo thành dàn bài
  • Từ dàn bài đã lập triển khai thành các đoạn văn
  • Đọc, soát lại lỗi và hoàn thành bài

2. Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật lớp 4

a. Mở bài

Giới thiệu đồ vật được miêu tả (đó là đồ vật nào? em có đồ vật đó trong hoàn cảnh nào?)

b. Thân bài

- Tả bao quát toàn bộ đồ vật (hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo,…)
- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể kết hợp thể hiện tình cảm, thái độ của người viết với đồ vật)

c. Kết bài

Nêu cảm nghĩ với đồ vật định tả

Gợi ý làm bài SGK

Đề bài 1: Tả chiếc cặp sách của em

Dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4

1) Mở bài

- Cái cặp là vật dụng gần gũi với em nhất.
- Cặp được mẹ mua cho vào dịp đầu năm học mới.

2) Thân bài

a. Tả bao quát

- Cặp hình hộp chữ nhật.
- Làm bằng vải bò, có quai đeo.

b. Tả chi tiết

- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.
- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.
- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.
- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.
- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.
- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.
- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.
- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.
- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.

3) Kết bài

- Cặp giúp em bảo quản sách vở.
- Cặp đồng hành với em tới trường.
- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.
- Em xem cặp như người bạn thân.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.

Các em tham khảo những bài văn mẫu hay tả chiếc cặp sách của em được Đọc tài liệu tổng hợp từ những bài văn điểm cao của các bạn học sinh toàn quốc, tại đây.

Đề bài 2: Tả cái thước kẻ của em

Dàn ý tả cái thước kẻ của em

a. Mở bài:

Giới thiệu về chiếc thước kẻ: Chiếc thước kẻ là người bạn thân thiết trong học tập của em.

b. Thân bài:

- Chất liệu: nhựa cứng.
- Màu sắc: được trang trí hình công chúa tóc vàng tuyệt đẹp.
- Hình dạng: hình chữ nhật, chiều dài 20 cm, chiểu rộng 3cm.
- Đặc điểm nổi bật: Được chia xăng ti mét đều đặn bởi các vạch thẳng.
- Giúp em kẻ bài thẳng, đẹp.
- Dùng xong em cất cẩn thận vào hộp bút.

c. Kết bài:

Em rất yêu quý chiếc thước kẻ, em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

Để tham khảo chi tiết những bài văn mẫu hay về tả cái thước kẻ, các em xem ở đường link dưới đây.

Những bài văn hay tả cái thước kẻ của em

Đề bài 3: Tả cây bút chì của em

Dàn ý đề bài Tả cây bút chì của em

a. Mở bài:

- Giới thiệu về cái bút chì mà mình muốn tả.
- Cây bút chì em có được trong trường hợp nào? Được bố, mẹ mua cho, bạn bè, người thân tặng...

b. Thân bài:

Tả bao quát chiếc bút chì:

  • Chất liệu: nhựa cứng.
  • Màu sắc: được trang trí hình công chúa tóc vàng tuyệt đẹp.
  • Hình dạng: hình chữ nhật, chiều dài 20 cm, chiểu rộng 3cm.
  • Đặc điểm nổi bật: Được chia xăng ti mét đều đặn bởi các vạch thẳng.

Tả về công dụng của bút chì

  • Giúp em kẻ bài thẳng, đẹp.
  • Dùng xong em cất cẩn thận vào hộp bút.

c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cây bút chì của em

- Em rất yêu quý chiếc thước kẻ, em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

>>Tham khảo thêm: Những bài văn tả cây bút chì lớp 4

Đề bài 4: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Dàn ý bài văn tả cái bàn

a) Mở bài

- Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

b) Thân bài

- Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).
+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).
+ Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65 cm, ghế cao khoảng 40 cm).
+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

- Công dụng của bàn: giúp em học tập.

c) Kết bài

- Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.

Các em học sinh tham khảo: Những bài văn hay tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em để có thể từ đó viết được những bài văn tả cái bàn thật độc đáo, ấn tượng và đạt điểm cao.

***

Soạn bài Tập làm văn: Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết) trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết phía trên, hi vọng các em học sinh từ đó sẽ làm được những bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 thật ấn tượng.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM