Trang chủ

Soạn bài Tảo phát Bạch Đế thành lớp 11 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 24/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Tảo phát Bạch Đế thành lớp 11, trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu nội dung bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp hướng dẫn chi tiết soạn bài Tảo phát Bạch Đế thành, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Tảo phát Bạch Đế thành lớp 11 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc

Trả lời các câu hỏi trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây...).

Trả lời:

- Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng: Bức tranh rất đẹp và sống động, cảnh sông nước, non núi, mây trời và hoa lá được tác giả miêu tả rất tinh tế và chân thực. Bức tranh được miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch, trong hoàn cảnh đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.

- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia ly, rời xa nhưng khung cảnh không hề buồn bã mà ngược lại rất hùng vĩ. Khung cảnh thiên nhiên trong bức tranh ấy giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không trực tiếp nhắc đến thác nước và núi non xung quanh nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.

- Bức tranh thiên nhiên này là sự kết hợp giữa những màu sắc tươi tắn và sự thanh thoát, nhẹ nhàng của những nét vẽ. Tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên như một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật trường tồn, khiến người đọc cảm nhận được sự tuyệt vời của thiên nhiên trước mắt.

Câu 2: Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.

Trả lời:

Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy:

- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang” → Dù diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây.

- “Vượn kêu không dứt”, “Rừng núi muôn trùng → Khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Lý Bạch đi trên con thuyền lướt băng băng trên mặt nước, nó rẽ nước, vượt qua núi non hùng vĩ để về với Giang Lăng. Con thuyền nhẹ nhàng đi trên mặt nước như không có bất kì cái gì cản trở và vướng bận được nó. Đó cũng là nét đặc trưng trong miêu tả thiên nhiên, non nước hữu tình của Lý Bạch. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông.

Câu 3: Xác định chủ để, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Chủ đề bài thơ: Lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật; sự giao thoa giữa con người và những thay đổi của tự nhiên.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ. Xuyên suốt bài thơ không phải là cảm xúc lưu luyến mà thổn thức, hy vọng của nhà thơ vào hành trình mới đang bắt đầu.

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Tảo phát Bạch Đế thành lớp 11 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM