Trang chủ

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Xuất bản: 10/02/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt được biên soạn chi tiết giúp em nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi bài tập trang 34 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt ? Không cần tìm nữa, tham khảo ngay bài soạn chi tiết và ngắn gọn giúp em hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Cùng tham khảo...

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

- Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng vừa sáng tác và nghiên cứu văn học.

- Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn.

- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

- Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1. Từ đầu đến... “các thời kì lịch sử”: Nêu nhận định tiếng Việt là một thức tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.

+ Phần 2. Còn lại: Chứng minh cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

Đọc - hiểu văn bản

1 - Trang 37 SGK

Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn.

   Trả lời: 

- Bài văn có bố cục gồm hai đoạn:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến ... “thời kì lịch sử”): Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.

+ Đoạn 2 (phần còn lại): Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.

2 - Trang 37 SGK

Hãy cho biết nhận định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như thế nào?

Trả lời:

Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như sau:

+ Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: “Tiếng Việt có những đặc sắc... hay”

+ Tiếp đó đến vế thứ hai, tác giả giải thích ngắn gọn mà rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

3 - Trang 37 SGK

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?

Trả lời:

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ sau:

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.

- Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài.

- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh)

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa.

- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.

4 - Trang 37 SGK

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt đã được thể hiện ở những phương diện nào? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.

Trả lời: 

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

- Về ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu

- Về từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu

- Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng

Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu…

⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội

5* - Trang 37 SGK

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài là gì?

Trả lời:

Phép lập luận chứng minh của tác giả trong bài này rất chặt chẽ và có sức thuyết phục, bởi vì:

- Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

- Các dẫn chứng được dẫn khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ. Nhưng chính vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể để minh họa cho chứng cứ.

- Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói.

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt phần Luyện tập

1 - Trang 37 SGK

Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời: 

Tham khảo 2 ý kiến sau đây của đồng chí Phạm Văn Đồng và nhà thơ Xuân Diệu:

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

- “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”

(Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt)

2 - Trang 37 SGK

Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.

Trả lời:

Sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng thể hiện cụ thể ở các dẫn chứng:

- Những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

- Những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng:

     “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

- Những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

- Những câu thơ gợi hình ảnh kiên cường, hào hùng của cây tre Việt Nam trong thơ Nguyễn Duy:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Tổng kết

Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, làm một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

Xem thêm:

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt do Đọc Tài Liệu biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM