Trang chủ

Ôn tập về dấu câu : Dấu ngoặc kép

Xuất bản: 07/07/2019 - Cập nhật: 25/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn Ôn tập về dấu câu Dấu ngoặc kép lớp 5 và gợi ý trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Tiếng việt 5 tập 2 trong tiết luyện từ và câu tuần 33.

Tài liệu hướng dẫn luyện từ và câu ôn tập về dấu câu Dấu ngoặc kép lớp 5 được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm và gợi ý cách trả lời câu hỏi trang 151 SGK Tiếng Việt 5 tập 2.

I. Mục tiêu bài học

  • Cách sử dụng dấu ngoặc kép khi tường thuật lại lời nói của nhân vật trong đoạn văn.
  • Hiểu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu.

II. Kiến thức cần nhớ

1. Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp.

Ví dụ:

Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết".

(Trần Dân Tiên)

Có khi, ý hoặc lời được thuật lại là một danh ngôn, một khẩu hiệu,…

Ví dụ:

Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta".

(Hồ Chí Minh)

2. Dấu ngoặc kép còn dùng để dẫn lại với thái độ mỉa mai, một từ hay ngữ do người khác dùng; trong trường hợp này, dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu "nháy nháy".

Ví dụ:

Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"…

(Trường Chinh)

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 - Trang 151 SGK

Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật ?

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy.

Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ờ trường này.

Theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI

(Phí Văn Gừng dịch)

Gợi ý trả lời

Viết lại đoạn văn như sau:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy.

Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: "Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ờ trường này”.

-   Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

-   Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 2 - Trang 152 SGK

Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?

Lớp chúng tôi tổ chức bình chọn người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có một gia tài về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách tập y-ô-ga, sách chơi đàn oóc...

Gợi ý trả lời

Viết lại đoạn văn như sau:

Lớp chúng tôi tổ chức bình chọn "người giàu có nhất". Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có một "gia tài” về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách tập y-ô-ga, sách chơi đàn oóc...

Câu 3 - Trang 152 SGK

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Gợi ý trả lời

1) Mở đầu cuộc họp sáng nay của tổ em, tổ trưởng đưa ra một thông báo hấp dẫn đặc biệt.

2) “Chủ nhật tuần này lớp tổ chức lên thị xã tham quan công viên nước”.

3) Cả tổ đều xôn xao.

4) Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất.

5) Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù” đủ thứ cả.

Ở câu (2), dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (là câu trọn vẹn nên dùng kết hợp với dấu hai chấm).

Câu (4) và câu (5): Dấu ngoặc kép đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM