Trang chủ

Soạn bài Ôn tập trang 34 bài 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 21/08/2022 - Cập nhật: 06/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập trang 34 bài 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, định hướng nội dung ôn tập qua việc trả lời các câu hỏi bài tập củng cố trang 34 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Cùng Đọc tài liệu soạn bài Ôn tập trang 34 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, tìm đáp án trả lời cho các câu hỏi ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho tiết ôn tập tốt hơn trước khi đến lớp.

Củng cố lại kiến thức đã học về thể loại thần thoại:

- Thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người Kinh và các dân tộc thiểu số.

- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.

- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:

+ Thần thoại suy nguyên: kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài.

+ Thần thoại sáng tạo: kể về việc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa.

Soạn bài Ôn tập trang 34 bài 1 Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo (Soạn chi tiết)

Câu 1 trang 34 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung và điền vào phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

Văn bản    

Các đặc điểm chính

Thần Trụ trờiPrô-mê-tê và loài ngườiCuộc tu bổ lại các giống vật
Không gian, thời gian
Nhân vật
Cốt truyện
Nhận xét chungKhông gian, thời gian
Nhân vật
Cốt truyện

Trả lời:

Văn bản  

Các đặc điểm chính

Thần Trụ trờiPrô-mê-tê và loài ngườiCuộc tu bổ lại các giống vật
Không gian, thời gian

- Không gian: Trời đất.

- Thời gian: “Thuở ấy”.

- Không gian: thế gian.

- Thời gian: “thuở ấy”.

- Thời gian: lúc sơ khởi.
Nhân vậtThần Trụ trời và một số vị thần khác,Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê.Ngọc Hoàng
Cốt truyệnQuá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời.Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần.Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật.
Nhận xét chungKhông gian, thời gianKhông rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa.
Nhân vậtThường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.
Cốt truyệnXoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần.

Câu 2 trang 34 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian bạn đã học.

Cách trả lời 1:

So sánh không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại với các thể loại truyện dân gian:

* Về không gian, thời gian

- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên

- Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

* Về nhân vật

- Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần

- Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

* Cốt truyện

- Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết

- Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân.

Cách trả lời 2:

Có thể lựa chọn so sánh cụ thể giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Truyện thần thoạiTruyện truyền thuyết
Không gianKhông có địa điểm cụ thể.Có địa điểm cụ thể.
Thời gianKhông có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.Có thời gian lịch sử cụ thể
Nhân vậtThường là các vị thần.Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.
Cốt truyệnXoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

Câu 3 trang 34 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

Gợi ý trả lời:

* Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.

* Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

- Nhân vật đươc xây dựng dựa trên những hình ảnh và hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng.

+ Sơn Tinh: một vị thần đến từ núi Tản Viên, chúa miền non cao, có khả năng dời núi dựng thành lũy chặn dòng nước. => tượng trưng cho sự đoàn kết và khát khao chống lại thiên tai của nhân ta, sức mạnh chinh phục tự nhiên, đấu tranh với thiên tai.

+ Thủy Tinh: chúa vùng nước thẳm đến từ miền biển, có khả năng hô mưa gọi gió, khiến nước dâng lên => tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt hay xảy ra.

- Nhân vật mang yếu tố thần, dáng vẻ khỏe mạnh, có sức mạnh kì lạ hơn người, khắc họa sinh động hình ảnh nhân dân ta cùng nhau vượt qua mưa lũ.

Câu 4 trang 34 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá một truyện kể.

Gợi ý trả lời:

Câu 5 trang 34 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

a. Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?

Gợi ý trả lời:

a) Một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.

- Xác định được mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói

- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.

- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.

- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.

- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.

- Luyện tập, trình bày một cách khoa học

b) Một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:

- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.

- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.

- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.

- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.

- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.

Xem thêm bài soạn liên quan

Trên đây là nội dung chi tiết soạn bài Ôn tập trang 34 bài 1 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp các em chuẩn bị bài học, soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM